Dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa tỉnh lộ 665 "Đua" với mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dự án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa tỉnh lộ 665 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1143/QĐ-UBND ngày 24-10-2012, dự kiến ngày 3-5-2015 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Dự án được triển khai trong sự vui mừng của người dân trong vùng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn còn nhiều hạng mục chưa được hoàn thành. Mới đây, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu chủ đầu tư xử phạt đơn vị thi công theo hợp đồng do trễ tiến độ.

Tỉnh lộ 665 nối quốc lộ 14 đến các xã vùng biên Ia Mơr, Ia Piơr (huyện Chư Prông) từ lâu đã xuống cấp nghiêm trọng. Đối với người dân sống và thường xuyên phải qua lại trên tuyến đường này, nhất là trong mùa mưa thì tuyến đường đã trở thành nỗi ám ảnh. Muốn vượt quãng đường non trăm km, người dân phải đánh vật với nhiều đoạn lầy lội, đầy ổ gà ổ voi. Chuyện trượt té đối với người đi xe máy trở thành chuyện bình thường. Nhiều chiếc xe ô tô hai cầu chạy trên đoạn đường này cũng chịu chung thảm cảnh bởi tài xế không thể kiểm soát được tay lái. Không ít trường hợp xe chở hàng phải mất tiền triệu để thuê xe kéo mới thoát được quãng đường lầy lội này. Cảnh hàng chục chiếc xe lấm lem bùn đất xếp hàng dài vì tắc đường cũng trở nên… quen thuộc.

 

Người dân xã Ia Mơr vẫn gặp nhiều khó khăn trong đi lại vào mùa mưa. Ảnh: H.D
Người dân xã Ia Mơr vẫn gặp nhiều khó khăn trong đi lại vào mùa mưa. Ảnh: H.D

Không chỉ thế mà trên 400 hộ dân với khoảng 2.000 nhân khẩu của xã Ia Mơr còn gặp khó khăn trong vận chuyển và mua bán nông sản. Kinh tế bà con vùng này chủ yếu sống nhờ cây lúa và nông sản ngắn ngày đa phần thu hoạch vào mùa mưa. “Thừa nước đục thả câu”, nông sản của bà con xã Ia Mơr thường bị thương lái ép giá thấp hơn giá thị trường, bởi nếu không bán thì nông sản thu về cũng không thể bảo quản trong điều kiện thời tiết mưa bão dầm dề. Chưa kể trường hợp khẩn cấp như ốm đau bệnh tật, người dân có thể gặp nguy hiểm vì không được cứu chữa kịp thời.
 

Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 13,57 km (là 6 đoạn xung yếu của tuyến), quy mô đường cấp IV miền núi, nền đường rộng 7,5 mét, mặt đường rộng 5,5 mét, mặt đường đổ bê tông nhựa C20 hạt trung, dày 7 cm. Tổng  kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt là 86,67 tỷ đồng (trong đó kinh phí xây lắp là 69,156 tỷ đồng), trong đó, vốn ngân sách trung ương đầu tư có mục tiêu là 50 tỷ đồng; số còn lại được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh.

Bởi vậy, khi dự án đầu tư, nâng cấp và sửa chữa tỉnh lộ 665 được phê duyệt và chính thức được triển khai thi công là niềm vui lớn nhất đối với người dân nơi đây. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 13,57 km (là 6 đoạn xung yếu của tuyến), quy mô đường cấp IV miền núi, nền đường rộng 7,5 mét, mặt đường rộng 5,5 mét, mặt đường đổ bê tông nhựa C20 hạt trung, dày 7 cm. Tổng  kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt là 86,67 tỷ đồng (trong đó kinh phí xây lắp là 69,156 tỷ đồng), trong đó, vốn ngân sách trung ương đầu tư có mục tiêu là 50 tỷ đồng; số còn lại được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh (tuy nhiên, hiện tỉnh vẫn chưa cân đối được nguồn vốn để bố trí). Ngoài ra, vốn bảo trì đường bộ của tỉnh cũng đầu tư 5 tỷ đồng để sửa chữa những đoạn hư hỏng nặng trên tuyến cần xử lý ngay trong mùa mưa. Dự án được giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm chủ đầu tư và đơn vị thi công là Công ty Kinh doanh Hàng xuất khẩu Quang Đức.

“Tính đến ngày 20-6-2015, khối lượng dự án thực hiện được trên 33 tỷ đồng/69,156 tỷ đồng. 4 đoạn đã được hoàn thành, đoạn thứ 5 đang đổ bê tông, còn đoạn 6 đã làm xong phần nền đường”-Đại úy Trần Nam Trung-Trưởng ban Doanh trại, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết. Tuy nhiên, theo quyết định phê duyệt đầu tư, đơn vị thi công đã chậm tiến độ 1 tháng. Theo đó, ngày 11-6-2015, UBND tỉnh đã có Công văn số 2149/UBND-CNXD do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành ký, trả lời về việc gia hạn thời gian thi công gói thầu xây lắp công trình đường tỉnh 665, trong đó nêu rõ UBND tỉnh đồng ý gia hạn thời gian thi công đến hết ngày 31-12-2015, phần khối lượng thực hiện trong thời gian gia hạn nếu có biến động tăng giá trị thực hiện thì không được điều chỉnh giá vật tư, nhân công, máy móc… UBND tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư tiến hành xử phạt vi phạm hợp đồng đối với phần khối lượng nhà thầu thi công chậm trễ theo thời hạn thực hiện hợp đồng tương ứng với mức vốn đã bố trí cho gói thầu xây lắp công trình.

Tuy khối lượng còn lại không nhiều, song với thời tiết mưa dầm như hiện tại thì việc thi công sẽ trở nên khó khăn và không còn thuận lợi. Và tỉnh lộ 665 hoàn thành vẫn là một khao khát của người dân, khi ngoài 6 đoạn xung yếu thuộc dự án sẽ hoàn thành vẫn còn nhiều đoạn hư hỏng nặng đang cần được sửa chữa.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.