Vụ bắt ông Trầm Bê: Khởi tố 25 bị can, bắt 16 bị can

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 1-8, Bộ Công an chính thức phát đi thông báo cho biết cùng với việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với 24 người, trong đó bắt tạm giam 16 bị can về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 1-8 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) cho biết cơ quan điều tra đang thụ lý điều tra vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Tiên Phong Bank; Sacombank; BIDV và Ngân hàng Xây dựng.
 

Bị can Trầm Bê (trái) và bị can Phan Huy Khang
Bị can Trầm Bê (trái) và bị can Phan Huy Khang


Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 31-7-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra Lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.

Cùng ngày 31-7, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có: bị can Trầm Bê, SN 1959, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank; bị can Phan Huy Khang, sinh năm 1973, nguyên Tổng Giám đốc Sacombank.

Ngày 1-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh đối với các bị can đồng thời khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Trầm Bê (nguyên quán Trung Quốc, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh) từng giữ chức vụ phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank). Năm 2012, ông Trầm Bê cùng con trai là Trầm Khải Hòa bất ngờ rút khỏi Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank.

Tháng 10-2015, Southernbank và Sacombank đã hoàn thành các thủ tục sáp nhập theo quy định pháp luật. Ngày 24-2-2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định chấm dứt vai trò điều hành của cha con ông Trầm Bê và Trầm Khải Hòa tại Sacombank.

Theo cơ quan điều tra, tháng 4-2013, ông Danh, Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc), Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB-Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (nguyên Trưởng ban Kiểm soát VNCB) đến chi nhánh Sacombank ở quận 3 gặp ông Trầm Bê đề nghị cho vay tiền. Ông Trầm Bê đồng ý cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Sau đó, ông Trầm Bê dẫn ông Danh đi gặp Phan Huy Khang làm thủ tục và yêu cầu giám đốc Sacombank chi nhánh quận 8 và chi nhánh Hưng Đạo tiếp nhận hồ sơ 6 công ty là sân sau của ông Danh đứng ra vay số tiền trên.

Để vay số tiền trên, ông Danh chỉ đạo Khương và cấp dưới lập báo cáo tài chính năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 khống rồi nộp cho Sacombank để nhận số tiền 1.800 tỉ đồng vào ngày 26-4-2013. Ngày 27-4, ông Danh chuyển 1.700 tỷ đồng trả nợ cho BIDV, số tiền còn lại ông Danh giữ làm việc cá nhân.

Đến chiều 1-8, cơ quan điều tra Bộ Công an đang tiến hành khám xét nơi ở của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang để phục vụ quá trình điều tra.

Ninh Cơ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.
17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

(GLO)- Sáng 30-4, ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai kích hoạt "báo động đỏ" để tổ chức cấp cứu cho các nạn nhân vụ hai xe khách va chạm vào rạng sáng nay tại đường tránh Chư Sê và quốc lộ 25.
Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Khởi tố nhiều giám đốc, kế toán liên quan vụ đường dây mua bán trái phép hóa đơn khủng

Điều tra mở rộng vụ đường dây mua bán hóa đơn hơn 2.500 tỷ đồng do Nguyễn Xuân Vinh cầm đầu, công an xác định nhiều doanh nghiệp mua hóa đơn từ đường dây trên để đưa vào sử dụng trong hoạt động tài chính, kế toán, báo cáo thuế, vi phạm quy định của pháp luật.