Chế biến rau thế nào để giữ được nhiều dưỡng chất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rau là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa quan trọng cho cơ thể. Thế nhưng, cách chúng ta chế biến có thể ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong rau.
Vì nhiều dưỡng chất trong rau củ nhạy cảm với nhiệt độ cao và hòa tan trong nước nên việc nấu chín quá kỹ trong nước sôi có thể làm giảm dưỡng chất trong rau, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
 
Cách chúng ta chế biến có thể ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong rau. Ảnh: Shutterstock
Cách chúng ta chế biến có thể ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong rau. Ảnh: Shutterstock
Rau củ nào đun sôi cũng dễ mất dưỡng chất?
Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào đun sôi cũng dễ mất dưỡng chất. Với những loại rau củ dai và cứng thì nấu chín có thể tốt hơn cho cơ thể. Lấy ví dụ là cà rốt. Nấu chín sẽ giúp cà rốt mềm và cơ thể dễ hấp thụ hơn, từ đó tận dụng triệt để lượng vitamin A trong loại củ này.
Có nhiều cách có thể giúp tận dụng hết dưỡng chất trong rau củ. Nếu bạn luộc rau thì hãy uống cả nước luộc rau. Rau có thể dùng nấu canh, nấu súp hay món hầm. Khi ăn, chúng ta có thể ăn cả rau và uống cả nước.
Làm chín rau bằng lò vi sóng tốt không?
Làm chín rau bằng lò vi sóng cũng có thể giúp giữ lại hầu hết hàm lượng dinh dưỡng trong rau sau khi nấu. Cách chế biến này có lợi thế là không để rau tiếp xúc với nhiệt độ quá lâu và các dưỡng chất cũng không hòa tan trong nước.
Với các loại rau như bông cải xanh, rau bina thì hãy chọn cách hấp. Hấp sẽ giúp rau giữ lại nhiều vitamin C hơn.
Khi chế biến, mọi người cần lưu ý trình tự nấu để giảm tối đa thời gian rau tiếp xúc với nhiệt độ cao. Với nhiều loại củ, nấu chín sau đó mới cắt nhỏ sẽ giúp giữ lại dưỡng chất nhiều hơn là làm ngược lại, theo Healthline.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng tạo ra sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ lan kim tuyến và sâm đá

Kỳ vọng tạo ra sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ lan kim tuyến và sâm đá

(GLO)- Sau 3 năm triển khai, Đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần các hợp chất có hoạt tính sinh học của cây lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) và cây sâm đá (Curcuma singularis) để tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư” đã mở ra cơ hội phát triển dược liệu tại địa phương.