Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Du khách đến Phú Yên đừng quên khám phá cây cầu Ông Cọp dài khoảng 800 m và rộng 1,5 m.

 Việt Nam có nhiều cây cầu gỗ bắc qua sông nhưng nổi tiếng nhất là cầu Miễu Ông Cọp (hay còn gọi cầu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh) bắc qua sông Phú Ngân, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu (Phú Yên).
Việt Nam có nhiều cây cầu gỗ bắc qua sông nhưng nổi tiếng nhất là cầu Miễu Ông Cọp (hay còn gọi cầu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh) bắc qua sông Phú Ngân, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu (Phú Yên).
Từ quốc lộ 1A, du khách rẽ ra hướng biển khoảng hơn 100 m sẽ gặp cầu Ông Cọp. Nhìn từ xa, cây cầu trông nhỏ bé giữa vùng nước mênh mông. Hàng ngày, vài trăm lượt khách qua lại nơi đây.
Từ quốc lộ 1A, du khách rẽ ra hướng biển khoảng hơn 100 m sẽ gặp cầu Ông Cọp. Nhìn từ xa, cây cầu trông nhỏ bé giữa vùng nước mênh mông. Hàng ngày, vài trăm lượt khách qua lại nơi đây.
Cầu gỗ Ông Cọp được đưa vào sử dụng đầu năm 1999, đến nay đã trải qua nhiều hộ gia đình quản lý. Những tấm ván làm từ thân cây phi lao, bạch đàn; thành cầu làm bằng thân tre già. Cầu chỉ thiết kế để xe máy và người đi bộ sử dụng. Dưới chân cầu là những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng là được sửa ngay.
Cầu gỗ Ông Cọp được đưa vào sử dụng đầu năm 1999, đến nay đã trải qua nhiều hộ gia đình quản lý. Những tấm ván làm từ thân cây phi lao, bạch đàn; thành cầu làm bằng thân tre già. Cầu chỉ thiết kế để xe máy và người đi bộ sử dụng. Dưới chân cầu là những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng là được sửa ngay.
Hai người đang giăng lưới bắt cá gần khu vực cầu Ông Cọp nhìn từ trên cao. Sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, hữu tình nên cây cầu gỗ này không chỉ là đường giao thông cho dân địa phương đi lại mà còn là điểm đến của các bạn trẻ, các tay máy săn ảnh.
Hai người đang giăng lưới bắt cá gần khu vực cầu Ông Cọp nhìn từ trên cao. Sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, hữu tình nên cây cầu gỗ này không chỉ là đường giao thông cho dân địa phương đi lại mà còn là điểm đến của các bạn trẻ, các tay máy săn ảnh.
Du khách chọn thời điểm bình minh hay hoàng hôn sẽ chụp được những bức ảnh ưng ý. Với các nhiếp ảnh gia, góc chụp từ trên cao để lại ấn tượng hơn cả với hình ảnh chiếc cầu trải dài xa tít.
Du khách chọn thời điểm bình minh hay hoàng hôn sẽ chụp được những bức ảnh ưng ý. Với các nhiếp ảnh gia, góc chụp từ trên cao để lại ấn tượng hơn cả với hình ảnh chiếc cầu trải dài xa tít.
Cầu Ông Cọp còn là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Ghềnh Đá Đĩa (cách khoảng 8 km), nhà thờ đá Mằng Lăng (120 năm tuổi) hay đầm Ô Loan (thắng cảnh cấp quốc gia Việt Nam).
Cầu Ông Cọp còn là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Ghềnh Đá Đĩa (cách khoảng 8 km), nhà thờ đá Mằng Lăng (120 năm tuổi) hay đầm Ô Loan (thắng cảnh cấp quốc gia Việt Nam).
Nhịp sống mưu sinh trên sông Phú Ngân. Trên đầu cầu phía phường Xuân Đài có dựng chòi canh do một hộ gia đình quản lý để thu phí qua cầu. Mỗi lượt khách khoảng 1.000 - 5.000 đồng, tùy vào số lượng người và hàng hóa, riêng học sinh được miễn phí.
Nhịp sống mưu sinh trên sông Phú Ngân. Trên đầu cầu phía phường Xuân Đài có dựng chòi canh do một hộ gia đình quản lý để thu phí qua cầu. Mỗi lượt khách khoảng 1.000 - 5.000 đồng, tùy vào số lượng người và hàng hóa, riêng học sinh được miễn phí. "Có cây cầu kết nối thuận tiện hơn nhiều so với đi đường vòng hoặc ngồi đò nên tôi sẵn sàng trả phí. Vào mùa mưa, cầu không sử dụng được, người dân đi vòng rất xa nên ai cũng chỉ mong cây cầu không bị lũ cuốn trôi", một người dân Phú Yên cho biết.
Nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân, thổ địa xứ “hoa vàng trên cỏ xanh” cho hay vào mùa lũ (tháng 10-11 hàng năm), phía đầu cầu gỗ An Ninh Tây được người dân tháo dỡ một nhịp để cầu không cuốn trôi. Dù vậy, vào đợt lũ quét, cây cầu vẫn bị cuốn ra biển, phải đầu tư mới hoàn toàn. Khi nước rút, nguồn kinh phí thu vé được sử dụng để tiến hành sửa chữa hoặc dựng mới lại.
Nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân, thổ địa xứ “hoa vàng trên cỏ xanh” cho hay vào mùa lũ (tháng 10-11 hàng năm), phía đầu cầu gỗ An Ninh Tây được người dân tháo dỡ một nhịp để cầu không cuốn trôi. Dù vậy, vào đợt lũ quét, cây cầu vẫn bị cuốn ra biển, phải đầu tư mới hoàn toàn. Khi nước rút, nguồn kinh phí thu vé được sử dụng để tiến hành sửa chữa hoặc dựng mới lại.
Xung quanh cầu gỗ là nhịp sống bình dị, yên ả của người dân. Lang thang trên cầu gỗ này, du khách có thể nhìn thấy hình ảnh người dân chèo thuyền giăng lưới, trẻ em tắm sông hay những người phụ nữ vất vả đạp xe qua cầu.
Xung quanh cầu gỗ là nhịp sống bình dị, yên ả của người dân. Lang thang trên cầu gỗ này, du khách có thể nhìn thấy hình ảnh người dân chèo thuyền giăng lưới, trẻ em tắm sông hay những người phụ nữ vất vả đạp xe qua cầu.



Huỳnh Phương (VNE)
Ảnh: Cao Kỳ Nhân

 

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.