Cấp bù học phí chậm khiến trường nghề khó thu hút học sinh, sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù tình hình tuyển sinh tại các trường nghề ở TP HCM có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn cách biệt khá xa với mục tiêu đã đề ra vào năm 2025.

Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" ban hành kèm Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu đến năm 2025, có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

GDNN dần được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn vì thời gian đào tạo ngắn, được hỗ trợ học phí theo Nghị định 81/2021/CP

GDNN dần được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn vì thời gian đào tạo ngắn, được hỗ trợ học phí theo Nghị định 81/2021/CP

Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây về công tác tuyển sinh hàng năm của các cơ sở GDNN, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS nhập học các trình độ GDNN bình quân từ năm 2021 đến tháng 8-2024 khoảng 26,19%.

Theo ThS Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP HCM (quận Bình Tân), học sinh và phụ huynh đã có nhiều cởi mở hơn trong việc học nghề, song trường nghề vẫn gặp khó khăn nhiều trong việc tuyển sinh và đào tạo. Để việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đạt hiệu quả, ông Lý đề xuất:

- Đối với Sở GD-ĐT: Cho phép các trường nghề đủ điều kiện có thể dạy hệ GDTX.

- Đối với Phòng GD-ĐT các quận/huyện: Tạo điều kiện cho các trường GDNN tham gia giảng dạy tự vấn lớp hướng nghiệp tại trường THPT và THCS.

- Đối với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Xây dựng các chương trình tư vấn hướng nghiệp cho các trường GDNN; cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu cho giáo viên về tư vấn hướng nghiệp; triển khai các công cụ và bài kiểm tra đánh giá năng lực, sở thích nghề nghiệp để hỗ trợ công tác tư vấn.

- Đối với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các quận/huyện: Có cơ chế linh hoạt trong việc việc thực hiện thanh toán tiền hỗ trợ học nghề theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP và 97/2023/NĐ-CP, tạo điều kiện cho các trường được nhận trực tiếp kinh phí hỗ trợ khi có xác nhận của phụ huynh.

Học sinh Trường THCS Lam Sơn (quận 6) tham quan, tìm hiểu về các cơ sở GDNN.
Học sinh Trường THCS Lam Sơn (quận 6) tham quan, tìm hiểu về các cơ sở GDNN.
Học sinh tìm hiểu về các ngành nghề ngay từ khi học THCS.
Học sinh tìm hiểu về các ngành nghề ngay từ khi học THCS.

TS Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách Khoa TP HCM (quận 12), cho rằng nhiều địa phương còn lơ là trong việc xét, giải quyết cấp bù học phí cho người học, làm mất lòng tin của người học, phụ huynh vào cơ sở GDNN.

Các địa phương đưa ra rất nhiều lý do khác nhau: Một số địa phương chỉ cấp bù diện miễn học phí 2 triệu đồng/học kỳ; do học sinh đã đi làm và nhận lương nên không được nhận hỗ trợ miễn giảm; do quá độ tuổi đi học, học không liên tục nên không được nhận hỗ trợ miễn giảm.

"Một số quận, huyện ở TP HCM chưa giải quyết cấp bù học phí cho học sinh năm học 2023-2024. Đến nay, học sinh đã học học kỳ thứ 3 nhưng mới nhận miễn giảm được 1 học kỳ" – TS Sáng cho hay.

Phụ huynh có con học THCS tham gia chương trình về định hướng nghề nghiệp hiệu quả.
Phụ huynh có con học THCS tham gia chương trình về định hướng nghề nghiệp hiệu quả.

TS Nguyễn Đặng An Long, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP HCM, chỉ ra một vấn đề khác khiến GDNN "lép vế" hơn giáo dục ĐH.

Theo đó, các cơ sở GDNN chưa chủ động trong việc tìm kiếm doanh nghiệp, còn thụ động chờ doanh nghiệp đến đặt hàng nguồn nhân lực của trường. Vì vậy, nhà trường gặp khó khăn trong việc tuyển sinh đầu vào, chỉ tiêu tuyển sinh chưa cao hoặc không đạt được số lượng như chỉ tiêu đặt ra.

Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng thực tập là "bưng trà", "rót nước" và "sai vặt". Do đó, họ ít có sự cố gắng, trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai chương trình phối hợp về định hướng phân luồng và GDNN đối với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023-2025 hôm 19-9, bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đánh giá kết quả phân luồng còn khá khiêm tốn.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu trong thời gian tới, ngành GD-ĐT cùng với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cần tăng cường tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp để học sinh có thể hiểu rõ, hiểu đúng về GDNN và tầm quan trọng của nguồn nhân lực sau đào tạo GDNN.

Theo Huế Xuân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bí quyết giỏi ngoại ngữ của nam sinh Gia Lai từng "mất gốc" tiếng Anh

Bí quyết giỏi ngoại ngữ của nam sinh Gia Lai từng "mất gốc" tiếng Anh

(GLO)- Từ một người "mất gốc" tiếng Anh, em Phạm Anh Kiệt-Lớp 11C5, Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có sự bứt phá đầy ấn tượng. Ngoài nâng điểm trung bình môn lên trên 9, nam sinh này còn trở thành "thủ lĩnh" CLB tiếng Anh của trường và MC Anh ngữ cho nhiều chương trình ngoại khóa.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.