Báo động thực phẩm bẩn trên thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực phẩm bẩn trên thị trường không được kiểm soát đang đẩy người dân đối mặt với mối lo ngộ độc thực phẩm bất cứ lúc nào.

50% thịt tươi sống không được kiểm phẩm

Thành phố Pleiku hiện có 80 điểm giết mổ gia súc, mỗi đêm giết mổ chừng 300 con heo, bò bán ra thị trường. Tại Trung tâm Thương mại Pleiku, mỗi ngày tiêu thụ ngót 1 tấn thịt tươi sống; lượng thịt còn lại được phân tán khắp các chợ nhỏ và được chuyển đi phục vụ các huyện lân cận.

 

Kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng thịt tươi sống. Ảnh: Đ.P
Kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng thịt tươi sống. Ảnh: Đ.P

Lâu nay, công tác kiểm dịch động vật được giao cho các trạm thú y đảm trách. Tuy nhiên, các trạm chỉ lăn dấu kiểm phẩm thịt heo, bò tại chợ mà chưa thực hiện công tác kiểm dịch thú y từ đầu vào tới đầu ra. Riêng Trạm Thú y Pleiku đều có hợp đồng với thú y viên lăn dấu kiểm phẩm thịt heo bò ở các chợ. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ lăn dấu kiểm phẩm được 120 con heo, 16 con bò (đạt gần 50% lượng thịt heo, bò thực tế giết mổ). Điều này có nghĩa là còn hơn một nửa khối lượng thịt tươi sống các bà nội trợ mua về nấu ăn hàng ngày không được kiểm phẩm, kiểm dịch thú y và không ai dám chắc bên trong đó lại không tiềm ẩn nhiều mầm dịch bệnh nguy hiểm.

Trong khi đó, toàn bộ 80 điểm giết mổ heo hiện đang hoạt động khắp thành phố không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,  có nghĩa là giết mổ chui mà không được kiểm soát. Vì thế không loại trừ khả năng một số cơ sở mổ cả những heo, bò bị bệnh, bị chết đem bán như dư luận đồn đại. Còn thịt tươi sống hiện được bán ở Trung tâm Thương mại Pleiku và các chợ qua kiểm tra của đoàn thanh-kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh thì hoàn toàn không được che đậy cẩn thận, không có tủ lạnh bảo quản và không được bỏ trong tủ kính hợp vệ sinh. Người bán thịt không có giấy khám sức khỏe để phòng trừ lây nhiễm bệnh sang thực phẩm; không được tập huấn xác nhận kiến thức để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT… “Thực trạng giết mổ, buôn bán thịt gia súc tràn lan không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt người tiêu dùng trước nguy cơ về ngộ độc thực phẩm”-bác sĩ Nguyễn Văn Đang-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh, Phó Trưởng đoàn kiểm tra nhận định.

 

Triển khai thực hiện “Năm cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với những đối tượng cố ý sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc.

Rau sạch… đến bao giờ ?

Thành phố Pleiku hiện có vài trăm ha chuyên canh rau ở các xã, phường như: Thống Nhất, Chư Á, An Phú, Thắng Lợi… và một chợ đầu mối buôn bán rau xanh về đêm-khu chợ đêm. Mỗi ngày có hàng chục tấn rau xanh đủ chủng loại được chở về đây để phân phát đi các chợ nhỏ và cung cấp cho các huyện, thế nhưng chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm quản lý, giám sát về độ an toàn của các loại rau, củ, quả được tiêu thụ. Còn theo đại diện Trung tâm Thương mại Pleiku tiết lộ thì: Hầu hết rau bán tại đây và kể cả các siêu thị đều được lấy từ chợ đêm.

Bên cạnh đó, việc làm đất, sử dụng phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc kích thích tăng trưởng vẫn còn phổ biến. Do không nắm vững yêu cầu kỹ thuật như: liều lượng dùng thuốc, thời điểm cần dùng, an toàn về khoảng cách thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch sản phẩm… nên không tránh khỏi lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên thân cây, lá, quả. Hơn nữa, khi cây rau được phun thuốc nhiều lần lại phát triển tốt, lá xanh mơn mởn trông thích mắt, dễ bán. Các nhà vườn nắm bắt được tâm lý đó nên hầu hết đều sử dụng thuốc BVTV mà không mấy quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thực tế là hầu hết các nhà vườn đều dành riêng một luống rau không phun thuốc để sử dụng trong gia đình. Chính vì thế mà nguy cơ về các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng cao. Theo điều tra của Cục BVTV-Bộ Nông nghiệp và PTNT thì hơn 26% số người bị chết hàng năm có nguyên nhân liên quan đến dư lượng thuốc BVTV.

Trong khi đó, năng lực thực thi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thì chưa được như mong đợi. Tỉnh ta vẫn chưa thực hiện được các xét nghiệm kiểm tra dư lượng hóa chất còn tồn dư trên rau, củ, quả và kiểm tra dư lượng hóa chất độc hại sử dụng trong chăn nuôi gia súc. “Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn tiến hành theo kiểu “tay không bắt giặc”, chỉ dựa vào tay và mắt-rất cảm tính-mà thiếu các test thử nhanh để làm bằng chứng có căn cứ khoa học”-bác sĩ Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh cho hay.

Tình trạng mất an toàn thực phẩm đang đến hồi báo động đỏ. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố bảng xếp hạng quản lý an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản toàn quốc thì Gia Lai đứng trong top 9 địa phương “cần rút kinh nghiệm”. Còn tại hội nghị tổng kết 10 năm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế tổ chức mới đây tại Đak Lak thì Gia Lai được “vinh danh” đứng đầu khu vực Tây Nguyên với “thành tích” đáng buồn là trong 10 năm xảy ra 68 vụ ngộ độc thực phẩm. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Đang, trong năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ ngộ độc thực phẩm làm 397 người  ngộ độc, 1 người tử vong do ăn phải cá nóc; đa số các vụ ngộ độc xảy ra ở bếp ăn hộ gia đình. Nguyên nhân của tình trạng trên, theo bác sĩ Đang là: “Do nhận thức của người dân còn hạn chế, do sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa đủ mạnh và trên hết là do đa số người dân vùng sâu, vùng xa còn khổ quá nên phải dùng những thực phẩm không đảm bảo an toàn”.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).