Bài 2: Quan hệ hợp tác và đầu tư Gia Lai-TP.Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình hợp tác với TP. Hồ Chí Minh được lãnh đạo tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm và triển khai từ rất sớm. Năm 2003, Gia Lai chính thức ký kết cùng TP. Hồ Chí Minh với nhiều nội dung cụ thể và chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Từ chủ trương
 

Siêu thị Vin Mart tại TP. Pleiku. Ảnh: Đ. T
Siêu thị Vin Mart tại TP. Pleiku. Ảnh: Đ.T

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, chương trình hợp tác quan trọng đã nhanh chóng cụ thể hóa thành những hành động cụ thể, thành các sự kiện và kết quả giữa các cơ quan, đơn vị, ban ngành, địa phương Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh: tổ chức hội nghị, văn bản ký kết, trao quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án, kiểm tra chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc… Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh quan điểm đúng đắn, cầu thị của Gia Lai vì sự lớn mạnh, phát triển, khi quyết định hợp tác phát triển toàn diện với TP. Hồ Chí Minh. Với sự hợp tác này, tỉnh nhà có điều kiện tranh thủ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản trị điều hành, nguồn lực, cùng nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ.

Về phía TP. Hồ Chí Minh khi hợp tác với Gia Lai, thành phố có thể tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng lợi thế để nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Ngoài ra, nói như nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh-ông Lê Thanh Hải: Thành phố hợp tác với Gia Lai còn là trách nhiệm đối với một tỉnh miền núi cao nguyên còn nghèo, điểm xuất phát thấp, từng chịu nhiều mất mát, hy sinh trong chiến tranh và khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay.

Riêng trong lĩnh vực đầu tư, ngay sau các hội nghị thu hút đầu tư Gia Lai tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và nhất là khi 2 địa phương ký kết chương trình hợp tác toàn diện, lãnh đạo chính quyền thành phố đã trực tiếp đứng ra tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến Gia Lai làm ăn, phát triển kinh tế. Nhiều nhà đầu tư của thành phố quan tâm tìm hiểu cơ chế chính sách, tiềm năng cơ hội đầu tư, danh mục dự án khuyến khích ưu đãi đầu tư… và quyết định đầu tư làm ăn gắn bó với địa phương.

Đến thực tiễn sinh động

Trên lĩnh vực kinh tế, chỉ trong 3 năm đầu sau hội nghị xúc tiến, đã có 40 dự án đầu tư, trong đó nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh thực hiện 28 dự án với tổng vốn 800 tỷ đồng. Có thể kể ra một số dự án như VINATEX Pleiku, May Nhà Bè, Co.op mart Pleiku, Phân hiệu Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai (về sau có Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai), Công ty cổ phần Chế biến hạt điều Long Sơn… Trước đó còn phải kể đến sự có mặt của Công ty Vinh Quang 1, 2 với dự án đầu tư bất động sản. Và cũng thật bất ngờ, sau một quá trình triển khai, số nhà đầu tư từ Gia Lai đến TP. Hồ Chí Minh làm ăn còn nhiều hơn so với số từ TP. Hồ Chí Minh đến Gia Lai! Tất nhiên số dự án, quy mô vốn đăng ký cũng lớn hơn rất nhiều. Phần lớn các dự án triển khai tại Gia Lai do nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh thực hiện đều diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Ông Lê Quốc Ân-nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã rất tin tưởng và lạc quan vào dự án VINATEX Pleiku, May Nhà Bè khi cho rằng thị trường dồi dào, hàng hóa, nguyên liệu phong phú, không xa cảng biển, có cảng hàng không, đường bộ thuận lợi là cơ sở để thành công tại Gia Lai.

 

Ông Măng Đung-Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai cho rằng: bệnh viện ra đời không tách rời vai trò của một tập đoàn kinh tế lớn và một trung tâm đào tạo y dược hàng đầu đất nước. Nhờ đó, bệnh viện chẳng những có cơ sở vật chất đồng bộ, trang-thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động khám-chữa bệnh, mà còn có đội ngũ y-bác sĩ trình độ chuyên môn cao, trách nhiệm, chuyên nghiệp, tận tình với người bệnh; luôn có sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược-TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện trở thành cơ sở điều trị và cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao, hỗ trợ tích cực điều trị bệnh nhân địa phương, khu vực cũng như bệnh nhân người Lào, Campuchia. Hiện nay, bình quân mỗi ngày có khoảng 600 người đến khám bệnh và 150-170 bệnh nhân điều trị nội trú.

Trên thực tế, nhiều dự án sau khi đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả rất tốt. Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng quy mô, năng lực đào tạo và hiện đang khẩn trương hoàn thành cơ sở mới. Hàng năm, cơ sở này tuyển sinh đào tạo hàng trăm sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội không chỉ với riêng Gia Lai. Thuyết phục nhất là Siêu thị Co.op Mart Pleiku. Siêu thị với mô hình hoạt động theo chuỗi của Co.op mart TP. Hồ Chí Minh xây dựng, ngày càng chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng mạnh mẽ. Bản thân các đối tác, lãnh đạo Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh cũng không lường hết quy mô, tốc độ phát triển của cơ sở kinh doanh thương mại này. Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai cũng là một ví dụ sinh động. Nhà đầu tư đến từ Gia Lai nhưng trong dự án này, TP. Hồ Chí Minh hưởng ứng chủ trương, đồng thuận thực hiện và hỗ trợ hợp tác rất tốt.

Song song với lĩnh vực hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đáng chú ý là hoạt động từ thiện xã hội thông qua chương trình nghệ thuật “Mùa xuân cho em 1 và 2”, biểu diễn văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng và nhân dân biên giới, quyên góp ủng hộ mổ mắt cho hàng ngàn bệnh nhân đục thủy tinh thể, mổ tim cho hàng trăm trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trao học bổng, xe đạp, tập vở, quần áo hàng ngàn học sinh nghèo vượt khó học giỏi, xây tặng hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa…

 

 

Qua hơn 10 năm hợp tác phát triển Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được như vậy là rất lớn, rất toàn diện. 2 địa phương đang chuẩn bị tổng kết đánh giá quá trình hợp tác, đúc rút kinh nghiệm, đặc biệt là trên lĩnh vực đầu tư, để triển khai thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, đáp ứng mong mỏi và kỳ vọng của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh.

 Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).