Gia Lai: Khó xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai với địa bàn tập trung các đầu mối về sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, với đặc điểm địa bàn có 3 tuyến quốc lộ 14, 19 và 25 đi qua, có Cảng Hàng không Pleiku, có đường biên giới 90 km tiếp giáp Campuchia và Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nên các đối tượng đầu nậu đã lợi dụng để vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu vào tiêu thụ tại địa bàn tỉnh và trung chuyển đi các tỉnh khác.



Là một trong những tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguy cơ tụt hậu về kinh tế còn cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, hạ tầng cơ sở chậm phát triển nhất là vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp là điều kiện để hàng hóa có giá thành thấp, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng.. thâm nhập, có thể coi đây là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến hàng lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc lấn át, chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại làm cho hoạt động quản lý trong thương mại trong tỉnh trở nên khó khăn.
 

Ảnh: Minh Trường
Ảnh: Minh Trường
Qua kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ đầu năm 2015 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện 402 vụ buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng với tổng số tiền xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng.

Gia Lai là địa bàn đường biên giới dài và phức tạp, lực lượng quản lý trong đó lực lượng chức năng mỏng đã tạo cho tình hình buôn lậu như gỗ, thuốc lá lậu,... diễn biến phức tạp, đối tượng gian lận thương mại lôi kéo một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực biên giới trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào hoạt động này và chống lại sự kiểm soát của Hải quan, Bộ đội Biên phòng và các cơ quan quản lý Nhà nước khác, lợi dụng sự kém hiểu biết của quần chúng, dùng đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho gian lận thương mại, khi bị bắt thì họ chống trả quyết liệt bởi họ không hiểu, không biết những việc làm mà mình làm là vi phạm pháp luật..

Với điều kiện kinh tế Gia Lai là một tỉnh còn nghèo, đời sống kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh ít nên doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy các sản phẩm sản xuất ra khó hoặc không thể cạnh tranh được với hàng lậu, gian lận cùng loại, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải đứng trước nguy cơ đóng cửa do một số hàng có được do gian lận hoặc buôn lậu được bán với giá thấp nhưng chất lượng cao hơn đã chiếm lĩnh thị trường của tỉnh làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng hoặc giải thể.

Mặt khác gian lận thương mại còn tác động rất lớn đến người tiêu dùng trong tỉnh. Người dân thích và ưu tiên mua hàng rẻ đó là những mặt hàng như: dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây thiệt hại cả về sức khỏe, tính mạng cho cả người và động vật, thực vật, thiệt hại cả về ngắn hạn lẫn lâu dài do hàng hóa kém, quá hạn sử dụng, hàng giả, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Nhìn chung gian lận thương mại làm cho lưu thông hàng hóa bị rối loạn, trật tự thị trường bị đảo lộn, gây ra các cơn sốt về hàng hóa và giá cả, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh.

Trần Minh Trường

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.