Lực lượng Quản lý Thị trường Gia Lai: Vì một thị trường lành mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, lực lượng Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ sự chỉ đạo của tỉnh, ngành; thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh.

35 năm xây dựng và phát triển

Ngày 3-7-1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290/TTg thành lập Ban QLTT Trung ương và Ban QLTT ở các tỉnh, thành phố với nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ. Ban QLTT Trung ương và các địa phương đã tích cực chủ động triển khai nhiệm vụ, thu được những kết quả quan trọng, góp phần giữ ổn định thị trường, đảm bảo các nhu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại, khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để ghi nhận mốc son này, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 464/2002/QĐ-BTM lấy ngày 3-7 hàng năm là Ngày truyền thống của lực lượng QLTT.

 

Cán bộ lãnh đạo và khối Văn phòng Chi cục QLTT Gia Lai.
Cán bộ lãnh đạo và khối Văn phòng Chi cục QLTT Gia Lai.

Cùng với sự trưởng thành 60 năm của lực lượng QLTT Việt Nam, lực lượng QLTT tỉnh cũng đã trải qua 35 năm xây dựng và phát triển (theo Quyết định số 190/CT ngày 16-7-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), tiền thân là Phòng QLTT trực thuộc Sở Thương nghiệp Gia Lai-Kon Tum; ở cấp huyện có Đội QLTT trực thuộc Phòng Tài chính Thương nghiệp. Sau khi tiến hành hợp nhất Đội QLTT tỉnh và các Đội QLTT ở huyện, thị xã về một đầu mối trực thuộc Ban Chỉ đạo QLTT tỉnh Gia Lai vào năm 1991, năm 1995, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 477/QĐ-UB ngày 22-3-1995 về việc thành lập Chi cục QLTT. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Chi cục QLTT Gia Lai, bởi ở thời điểm này Chi cục còn rất nhiều khó khăn, nhất là khi hợp nhất lực lượng QLTT ở các huyện, thị xã về một đầu mối; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của cán bộ còn nhiều hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo chính quy; trang-thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quá ít và thô sơ.

Sau 35 năm xây dựng và phát triển, lực lượng QLTT tỉnh đã từng bước được củng cố về mọi mặt, thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần tích cực vào việc lập lại kỷ cương trên thị trường. Đội ngũ có 4 người có trình độ thạc sĩ, 82 người tốt nghiệp đại học; 22 người tốt nghiệp trung cấp; 17 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 17 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 15 người đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính; 75 người đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; 92 người đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (tiền công vụ) QLTT, 3 người là kiểm soát viên chính thị trường. Về cơ sở vật chất, lực lượng được trang bị 16 xe ô tô, một trụ sở làm việc của Chi cục và 14 trụ sở làm việc cho các Đội QLTT hoạt động trên địa bàn huyện, thị xã.

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác quản lý, Chi cục triển khai ứng dụng nhiều phần mềm công nghệ thông tin vào công tác quản lý như phần mềm hệ thống hóa quản lý hộ kinh doanh, doanh nghiệp; hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại địa chỉ http://qlvbdhqltt.gialai.gov.vn; trang thông tin điện tử http://qltt.gialai.gov.vn. Hiện tại, Chi cục đã có 2 máy chủ và 55 máy vi tính cá nhân phục vụ công tác nhanh chóng, kịp thời, chính xác và hiệu quả.

Lực lượng nòng cốt trong kiểm tra, kiểm soát thị trường

Trong nhiều năm qua, lực lượng QLTT tỉnh đã tập trung triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao như: tham mưu tích cực cho UBND tỉnh, Sở Công thương về công tác quản lý thị trường; lập kế hoạch, triển khai thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trên từng lĩnh vực công tác. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của lực lượng QLTT tỉnh nhằm đưa hoạt động kinh doanh từng bước đi vào khuôn khổ quy định của pháp luật, tạo sự công bằng cho các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trên thị trường, góp phần ngăn chặn nạn buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng nhập khẩu trái phép, ngăn chặn nạn sản xuất, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm kiểu dáng công nghiệp và các hành vi gian lận thương mại khác...

 

Một số thành tích nổi bật của Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh:
- Năm 2015, Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba cho một cá nhân xuất sắc.
- Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho tập thể Chi cục; năm 2011 và 2012, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 2 cá nhân đã có nhiều thành tích trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển thị trường.
- Bộ Công thương, UBND tỉnh, Công đoàn ngành cấp trên khen tặng: 3 cờ thi đua, 65 bằng khen cho tập thể, 172 bằng khen cho cá nhân, nhiều đồng chí đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh.
- Đảng bộ bộ phận, nhiều chi bộ Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh trong nhiều năm liền.

Song song đó, Chi cục đã thực hiện tốt nhiệm vụ là Thường trực Ban Chỉ đạo 389 địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng quan hệ phối-kết hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh. Duy trì tốt mối quan hệ phối hợp hoạt động với các cơ quan, ban ngành, các cấp trong công tác kiểm tra xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón, lâm sản, khoáng sản; kiểm tra dịch cúm gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, lực lượng QLTT tỉnh thực sự là lực lượng nòng cốt trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lê Hồng Hà
(Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.