Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quà quý cho doanh nghiệp?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện nhu cầu cấp thiết từ doanh nghiệp để có tác động làm thay đổi cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như đúng như tên gọi của nó được xây dựng với kỳ vọng sẽ tạo nên khung pháp lý, là công cụ quan trọng thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phát triển. Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, ngày 12-6 tới đây, các Đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua đạo luật này.

Hướng đến hỗ trợ người đi hỗ trợ

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp được hưởng gì từ Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 6-6, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, Luật đã đảm bảo đúng theo khung quy định và cố gắng đưa tối đa những điều khoản chi tiết cũng như tính khả thi, đảm bảo được nguồn lực để thực thi. Do vậy, khi Luật này ra đời sẽ là món quà quý cho cộng đồng DNNVV Viêt Nam.

 
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT làm rõ một số vấn đề xung quanh Luật Hỗ trợ DNNVV.
Ông Đặng Huy Đông-Thứ trưởng Bộ KH va2 ĐT làm rõ một số vấn đề xung quanh Luật Hỗ trợ DNNVV.


Theo ông Đông, quý ở chỗ luật ngoài việc trợ giúp những dịch vụ cơ bản mà số đông các doanh nghiệp đang cần đến còn tạo ra các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động theo trọng tâm, trọng điểm phù hợp từng thời kỳ. Đặc biệt, nhiều quy định luật hướng đến hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm…

“Tư tưởng của Luật này là hỗ trợ người đi hỗ trợ, cho nên nếu có những quan điểm vẫn hình dung đến những khoản tiền mặt hỗ trợ riêng cho từng cá nhân, từng DNNVV thì chắc chắn không bao giờ có chuyện đó”-ông Đông nói rõ.

Cũng chỉ rõ cách tiếp cận khi xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Đông nhấn mạnh rằng, Luật ra đời để xem xét nhu cầu của doanh nghiệp đối với những vấn đề còn thiếu và yếu, ngoài nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp như thông tin doanh nghiệp, thông tin tin trường, cách tiếp cận vốn cũng như chính sách đất đai mà hầu hết DNNVV hiện nay đều vướng mắc.

“Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ rất khó có kinh phí để hỗ trợ khối DNNVV đông đảo lên đến 97% số doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây là cách hiểu sai vì Luật không có điều khoản này và cũng không có quốc gia nào làm được việc này. Thực thi Luật chỉ có thể nhận diện những nhóm thông tin cụ thể doanh nghiệp đang thiếu và cần thiết, từ đó tác động đến Nhà nước hỗ trợ chính sách, tạo điều kiện trang bị thông tin…vì với quy mô và nguồn lực nhỏ, các DNNVV rất khó làm được”, ông Đông chỉ rõ.

Cũng tại buổi tọa đàm này, chung nhận xét về quan điểm của luật, chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, định hướng hỗ trợ người đi hỗ trợ là hết sức hợp lý. Bởi lẽ về nguyên tắc, luật sẽ không nhất thiết phải hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt, việc hỗ trợ doanh nghiệp còn yếu kém sẽ trở nên thiết thực hơn.

“Nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo như trước đây đã tỏ ra không hiệu quả, nhưng khi nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tạo việc làm cho người nghèo đã tạo ra những hiệu quả hết sức rõ rệt”-ông Phúc cho biết.

Tạo điều kiện giúp ngân hàng và doanh nghiệp đến gần nhau

Nêu ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp đang theo một tiêu chuẩn rất cao. Các ngân hàng chỉ thực hiện cấp vốn khi có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp.

“Về lý thuyết mà nói, pháp luật tín dụng vẫn chỉ điều chỉnh nhu cầu doanh nghiệp làm sao phù hợp với các tiêu chuẩn của các ngân hàng, đó là sự thiếu công bằng. Tại sao không hướng ngân hàng đi theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp, ví dụ như ngân hàng cho vay không cần có tài sản đảm bảo?”, ông Nam đề nghị và cho rằng, chính sách tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tới đây cũng rất cần phải được thay đổi cho phù hợp.

Lý giải điều này, ông Đông một lần nữa khẳng định không có quy định hay thông điệp nào từ Luật hỗ trợ DNNVV áp đặt khu vực ngân hàng hay các tổ chức tín dụng phải cho DNNVV vay vốn. Cơ quan soạn thảo chỉ đưa ra quan điểm khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cố gắng đạt tối thiểu 30% dư nợ tín dụng trong hệ thống dành cho doanh nghiệp.

“Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù nên Luật không áp đặt các ngân hàng phải hạ tiêu chuẩn cho vay. Hiện nay, các ngân hàng đều có quyền huy động vốn của xã hội, trong đó 97% DNNVV nằm trong khu vực này. Khi các doanh nghiệp là khách hàng chính sẽ không có lý do gì để ngân hàng không hướng tới. Do đó, không thể đổ tại DNNVV là tác nhân khiến ngân hàng cho vay dưới chuẩn để có thể dẫn đến hệ lụy”, ông Đông nhận định.

Ông Đông cũng cho biết, mặc dù hiện nay nhiều ngân hàng đã có chính sách riêng cho khách hàng là DNNVV, tuy nhiên các DNNVV cũng phải vươn lên, lập hồ sơ vay vốn nhất thiết phải đạt chuẩn của ngân hàng. Khi luật thực thi sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng và doanh nghiệp đến gần được với nhau, bằng việc hỗ trợ các hồ sơ vay vốn theo tiêu chuẩn. “Đây cũng chính là tư tưởng trong Luật hỗ trợ DNNVV quy định về vai trò và trách nhiệm của hệ thống tín dụng đối với doanh nghiệp”-ông Đông nói.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.