Khô hạn: Các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo ông Nguyễn Tấn Hữu-Trưởng phòng Quản lý Điện năng, Sở Công thương thì hiện nay mực nước của các hồ chứa thủy điện đang xuống rất thấp. Trong đó, những nhà máy thủy điện có công suất lớn như Ia Ly, Sê San 4, An Khê-Ka Nak… cao trình nước hiện tại có thể vận hành khoảng trên 5 giờ mỗi ngày, còn những nhà máy có công suất nhỏ gần như không có nước chỉ có thể vận hành chừng 1-2 giờ mỗi ngày.

Tại Nhà máy Thủy điện Ia Ly, mực nước hồ đang ở cao trình 506 mét trong khi mực nước dâng bình thường 515 mét (tụt xuống hơn 9 mét). Vì vậy, nhà máy chỉ vận hành tối đa 5 giờ cao điểm sáng tối (sáng từ 9 giờ đến 11 giờ; tối từ 17 giờ đến 20 giờ), thời gian còn lại chạy bù để cung cấp công suất phản kháng chờ hệ thống. Còn tại Nhà máy Thủy điện An Khê-KaNak, mực nước trong hồ cũng tụt giảm khoảng 14 mét so với mực nước dâng bình thường. Với mực nước trên, nhà máy chỉ chạy một tổ máy với công suất 60-70 MW (trong khi công suất tối đa một tổ máy là 80 MW) vào các giờ cao điểm.
 

Thủy điện Sê San 4.    Ảnh: L.L
Thủy điện Sê San 4. Ảnh: L.L

Tình trạng khô hạn ảnh hưởng khá trầm trọng đến việc vận hành của Nhà máy Thủy điện Sê San 4, khi mực nước trong hồ đã gần chạm đến mực nước chết. Hiện tại, mực nước tại hồ chứa của Nhà máy Thủy điện Sê San 4 đang ở cao trình 210 mét trong khi dưới 210 là mực nước chết, mực nước dâng bình thường là 215 mét. Vì thế, nhà máy này chỉ vận hành vào các giờ cao điểm 1-2 tổ máy, thời gian còn lại thì ngưng chạy hoàn toàn.

Toàn tỉnh hiện có 41 nhà máy thủy điện đang vận hành với tổng công suất trên 2.170 MW, mỗi năm cung cấp lên hệ thống lưới điện quốc gia trên 6,1 tỷ kWh. Được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng thủy điện lớn của cả nước, tình trạng khô hạn trên phần nào cũng ảnh hưởng đến toàn hệ thống điện lưới quốc gia. Ông Huỳnh Ngọc Tục-Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Mặc dù mực nước ở các hồ chứa thấp hơn so với bình thường, nhưng các thủy điện phần lớn là do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều tiết nên khả năng thiếu điện trong mùa khô năm nay của tỉnh có thể không xảy ra, EVN sẽ điều tiết hợp lý tổng các hồ trong cả nước, những hồ có nhiều nước sẽ tích cực chạy hết công suất”.

Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Tục, khả năng sản lượng điện sản xuất trong quý II-2015 trên địa bàn tỉnh sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, tình hình trên cũng ít ảnh hưởng đến việc tưới của nông dân, vì tỷ lệ người dân dùng điện để bơm tưới ít, chủ yếu là dùng nhiên liệu xăng dầu để vận hành máy bơm.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.