Chủ nhà cả năm không lo ẩm mốc vì trát đất lên tường thay sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loại bột đất EM Diatomite có khả năng điều chỉnh độ ẩm, giúp tường nhà chị Thúy (Quảng Trị) không đọng nước, bong tróc như trước.
 

 

Vùng đất Quảng Trị nóng khô khiến sơn nước khó bền lâu. Nhà chị Trần Thị Thúy (37 tuổi, thị xã Quảng Trị) cũng không tránh khỏi vấn đề này. Trong một lần ra Hà Nội, chị vô tình gặp được một người bạn làm kiến trúc sư kể về một loại bột đất xuất xứ Nhật Bản, có thể thay thế cho sơn nước, chịu được nhiệt lên đến hàng trăm độ C. Chị đã chi 50 triệu đồng để mua loại bột này dùng cho 100 m2 tường nhà mình.

Dùng tường đất Nhật Bản 6 tháng qua, chị Thúy chia sẻ: "Mùa hè ở đây có hôm nóng đến 50 độ C, nhưng tôi thấy trong nhà vẫn mát. Đợt này trời lạnh, bên trong phòng vẫn ấm áp, tôi quả thực rất hài lòng".

Chị cũng cho biết số tiền 50 triệu đồng nghe khá lớn. Nhưng theo lý thuyết, dùng loại bột này ít nhất 3 năm chị mới phải làm lại. Trong khi đó, nếu dùng sơn cũ, cứ 3 tháng tường đã có dấu hiệu hư hại. Nếu phải sơn mới mỗi 3 tháng một lần, thì sau 3 năm, tổng chi phí cho cả tiền vật liệu và công thợ lên đến 145 triệu.

Như vậy chị cho rằng tính ra dùng bột đất, chị tiết kiệm được gần 100 triệu đồng.

 

 Nhiệt độ cao và không khí khô làm cho gia đình chị Thúy mệt mỏi. Sau 6 tháng sử dụng, sơn đất hiện tại đang khiến chị rất hài lòng. Ảnh: NVCC.
Nhiệt độ cao và không khí khô làm cho gia đình chị Thúy mệt mỏi. Sau 6 tháng sử dụng, sơn đất hiện tại đang khiến chị rất hài lòng. Ảnh: NVCC.



 Vật liệu bột đất mà nhà chị Thúy sử dụng (còn gọi là đất trát tường EM Diatomite) mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng một năm nay. Nó được đánh giá là khắc phục được các nhược điểm của sơn nước truyền thống - như bề mặt sơn bị ôxy hóa nhanh trong thời tiết không thuận lợi, dễ tụ ẩm.

"Trong EM Diatomite có thành phần là hạt cao silic, có rất nhiều lỗ khí siêu nhỏ, có khả năng hút nước nên sinh ra tính năng điều chỉnh độ ẩm. Nhờ thế, nó ngăn chặn sự sinh sôi của nấm mốc, giữ cho phòng luôn ở độ ẩm thích hợp. Đây là giải pháp tốt cho khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều và những ngôi nhà ở nơi ít sáng", ông Trần Anh Ngọc (Hội Kiến trúc sư Hà Nội), giải thích.

Ngoài ra, thành phần của EM Diatomite còn chứa hàng chục loại vi khuẩn, giúp khử mùi cho căn nhà và tự làm sạch vết bẩn theo thời gian.

Ông Ngọc cho biết thêm, vì diatomite là có điểm nóng chảy lên tới 1.250 độ C nên không bắt lửa, khói. Nó có thể chống cháy tốt và chịu được nhiệt độ cao ở các địa phương như Quảng Trị, Phan Thiết, Bình Thuận, Ninh Thuận...

Một ưu điểm nữa là sau khi trát bột đất, gia chủ có thể ở ngay, chứ không để lại mùi sơn nặng lâu ngày như khi dùng sơn nước.


 

Bột đất có màu sắc đa dạng, còn có thể tạo vân, tạo họa tiết theo sở thích, khiến ngôi nhà có thêm điểm nhấn đặc biệt. Ảnh: Anh Ngọc.
Bột đất có màu sắc đa dạng, còn có thể tạo vân, tạo họa tiết theo sở thích, khiến ngôi nhà có thêm điểm nhấn đặc biệt. Ảnh: Anh Ngọc.

"Bột đất để sơn tường giúp cân bằng độ ẩm trong nhà, cũng như tạo cho ngôi nhà một vẻ đẹp rất tự nhiên. Tuy nhiên, vì là sản phẩm mới, lại có giá gấp 10 so với sơn nước, nên chưa phù hợp với kinh tế của nhiều người Việt", anh Lê Phi Hoàng (Hội Kiến trúc sư miền trung) nhận định.

Tuy vậy theo anh, loại vật liệu mới này chỉ cần sử dụng một lớp đã phát huy tác dụng tối đa, với giá tiền khoảng 400 - 500 nghìn/m2. Còn với sơn truyền thống, các bức tường phải được xử lý bột matit - sơn lót, thêm 2 lớp sơn chính. Vì vậy nếu thi công đúng chuẩn, trả công thợ, gia chủ cũng mất tổng cộng khoảng 400 nghìn/m2, không ít hơn khi dùng bột đất là bao.

Bột đất để sơn tường hiện có bán rộng rãi tại Hà Nội với nhiều thương hiệu khác nhau.

Trọng Nghĩa (VNE)

Có thể bạn quan tâm