"Bệnh lạ" khiến bé gái không thể ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gia đình và bệnh nhi đã gần như tuyệt vọng vì đã "vái tứ phương". Sau 6 tháng bé không thể ăn uống, gia đình cố thử lần nữa khi đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh).

Bệnh nhi Q.A. (thứ hai từ trái qua) hồi phục rất tốt sau phẫu thuật
Bệnh nhi Q.A. (thứ hai từ trái qua) hồi phục rất tốt sau phẫu thuật



Chiều 15-8, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết sức khỏe của bệnh nhân T.Q.A. (13 tuổi, ngụ Bình Dương) đã hồi phục rất tốt sau cuộc phẫu thuật trị chứng tắc tá tràng do kìm động mạch. Trước đó, bé A. bị đau bụng trường kỳ, ăn vào cũng đau mà không ăn cũng đau. Suốt nửa năm trời, gia đình đã đưa bé đi nhiều nơi mà vẫn không tìm ra bệnh, thậm chí các bác sĩ nghi ngờ cơn đau của em là do tâm lý!

Trước khi đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, bé đã trải qua 6 tháng không thể đi đại tiện được, không thể ăn uống được mà chỉ truyền dịch. Gia đình đã tính đến việc tìm ra nước ngoài để cứu lấy con.

Thế nhưng, thật bất ngờ vì khi lên TP. Hồ Chí Minh và tìm đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ đã chẩn đoán ra căn "bệnh lạ" của bé. Đó là một chứng hiếm gặp, và quả thật phải cần đến các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thật nhiều kinh nghiệm mới phát hiện ra.

Đó là chứng tắc tá tràng do kìm động mạch: một đoạt tá tràng chạy ngang qua khu vực cột sống, nằm trong một gọng kìm của hai động mạch (động mạch chủ bụng và động mạch treo tràng trên). Nếu góc giữa này quá hẹp do một bất thường trong cấu trúc cơ thể, tá tràng sẽ bị kẹp lại và bị tắc. Tá tràng tắc khiến hệ thống tiêu hóa bị ngăn cản, bé không thể ăn, không thể đại tiện. Ngoài ra, Q.A. còn bị thêm chứng kẹp tĩnh mạch thận gây tiểu máu.

Q.A. đã được tiến hành phẫu thuật, trong một ca mổ được chủ trì bởi bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1. Theo bác sĩ Hiếu, ca mổ thuận lợi và tiến triển của bệnh nhi rất tốt. Hiện bé đã ăn trở lại được, tăng 0,5kg chỉ ít ngày sau phẫu thuật. Tại cuộc gặp gỡ báo chí, bé đã có thể thoải mái giao tiếp với mọi người.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu bệnh viện từng tiếp nhận và điều trị một vài ca tương tự, nhưng nói chung là rất hiếm. Mối nguy lớn nhất của bệnh là gây suy kiệt cho bệnh nhân, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

A.Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.