Chữa bệnh tê tay cho dân văn phòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bệnh lý bàn tay như: tê các ngón tay do hội chứng ống cổ tay, ngón tay cò súng, viêm các bao gân gấp thường hay thấy ở giới làm việc văn phòng do làm việc sử dụng bàn phím nhiều.

Sự bùng nổ của bệnh lý miễn dịch như viêm khớp dạng thấp gây phá hủy khớp bàn tay, thoái hóa khớp sớm.

Để phòng ngừa hay làm chậm lại các bệnh lý này, bác sĩ Phạm Thế Hiển (đơn vị y học thể thao Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) giới thiệu một số bài tập đơn giản, tập được tại chỗ nhằm làm tăng sức cơ, cải thiện tầm vận động, bảo vệ bàn tay trước nguy cơ thoái hóa.

Trước tiên là khởi động: Nếu ngón tay đau và cứng, cố gắng làm ấm trước khi tập. Có thể chườm ấm hay cho tay vào nước ấm 10 phút. Để có cảm giác ấm sâu, bạn xoa ít dầu ăn vào tay, mang găng cao su và nhúng vào nước ấm.

1. Bài tập nắm tay: Căng bàn tay hết sức đến khi bạn thấy chặt, không đau. Nhẹ nhàng nắm tay lại, ngón cái để trước, giữ 30 - 60 giây, sau đó bung rộng các ngón tay. Làm cả hai bàn tay, lặp lại 4 lần. Bài tập này làm tăng sức mạnh bàn tay của bạn, tăng khả năng vận động và giúp giảm đau.

 
Bài tập nắm tay.
Bài tập nắm tay.



2. Bài tập căng ngón tay: Úp bàn tay xuống bàn phẳng, nhẹ nhàng làm phẳng lòng bàn tay xuống mặt bàn phẳng (chú ý không dùng lực của các khớp ngón tay, cổ tay), giữ 30-60 giây, lặp lại 4 lần, làm hai tay.

 

 Bài tập căng ngón tay.
Bài tập căng ngón tay.



3. Bài tập móng vuốt: Giúp cải thiện tầm vận động khớp ngón tay. Giữ hai tay trước mặt, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Co các ngón tay sao cho đầu móng chạm vào gốc ngón, lúc này trông giống như kiểu “móng vuốt”. Giữ 30 - 60 giây rồi thả ra. Lặp lại 4 lần mỗi tay.
 

Bài tập móng vuốt.
Bài tập móng vuốt.



4. Bài tập tăng sức nắm: Giúp bạn mở nắm cửa dễ dàng hơn, cầm vật tránh bị rơi. Giữ trái banh mềm trong lòng bàn tay, ép càng chặt càng tốt. Giữ vài giây rồi thả ra. Lặp lại mỗi tay 10-15 lần, 2-3 lần/tuần nhưng nên nghỉ khoảng 2 ngày giữa các lần tập. Không tập bài này khi ngón cái bị tổn thương.

 

Bài tập tăng sức nắm.
Bài tập tăng sức nắm.



5. Bài tập tăng sức kẹp: Làm tăng sức cơ của ngón tay và ngón cái, giúp bạn mở khóa, mở gói thức ăn dễ dàng hơn. Kẹp một trái banh mềm giữa các ngón tay. Giữ 30-60 giây. Lặp lại 10-15 lần cả hai tay, 2-3 lần/tuần nhưng nên nghỉ khoảng 2 ngày giữa các lần tập. Không tập bài này khi ngón cái bị tổn thương.

 

Bài tập tăng sức kẹp.
Bài tập tăng sức kẹp.


6. Bài tập nâng ngón tay: Đặt tay trên bàn phẳng, lòng bàn tay úp. Nhẹ nhàng nâng ngón lên rồi từ từ hạ xuống. Có thể nâng cùng lúc ngón cái và các ngón tay khác. Tập 8 - 12 lần mỗi ngón. Bài tập này giúp tăng tầm vận động và độ linh hoạt ngón tay.
 

Bài tập nâng ngón tay.
Bài tập nâng ngón tay.


Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.