“Vườn ươm thanh niên”: Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tự thu lượm hạt giống rồi đem gieo trồng, chăm sóc và nhân rộng, mô hình “Vườn ươm thanh niên” do Đoàn cơ sở Công an thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai không những tiết kiệm chi phí mua cây giống mà còn phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong bảo vệ môi trường.
Mô hình “Vườn ươm thanh niên” của Đoàn cơ sở Công an thị xã Ayun Pa được ra mắt nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (ngày 26-3-2024). Ảnh: V.C

Mô hình “Vườn ươm thanh niên” của Đoàn cơ sở Công an thị xã Ayun Pa được ra mắt nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (ngày 26-3-2024). Ảnh: V.C

Hưởng ứng chương trình “Triệu cây xanh-Vì một Việt Nam xanh” do Trung ương Đoàn phát động và Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh” giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Công an thị xã đã tích cực tham gia các hoạt động trồng cây xanh do địa phương phát động.

Tuy nhiên, trên thực tế, các nguồn tài trợ cây xanh được phân bổ về địa phương không nhiều. Quá trình vận chuyển cũng khiến chất lượng cây giống bị ảnh hưởng, khí hậu, thổ nhưỡng thay đổi là nguyên nhân khiến tỷ lệ cây sống không cao.

Với mong muốn có nguồn cây giống phủ xanh khuôn viên trụ sở, đặc biệt là trụ sở Công an các xã, phường mới được xây dựng, tháng 3-2024, Đoàn cơ sở Công an thị xã ra mắt mô hình “Vườn ươm thanh niên” nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tận dụng bãi đất trống ngay tại trụ sở Công an thị xã, ĐVTN đơn vị thu gom hạt giống về ươm các giống cây như: giáng hương, trắc, đinh lăng, xoài mủ, đu đủ…

Anh Nguyễn Văn Toàn-Bí thư Chi Đoàn Cảnh sát điều tra (Công an thị xã Ayun Pa) cho biết: Mô hình được triển khai thí điểm cách đây 2 năm bằng hạt giống cây giáng hương, trắc. Nhận thấy tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Công an thị xã quyết định nhân rộng mô hình. Hiện tại, vườn ươm cây giống đã phát triển lên 1.000 bầu với đủ loại cây lấy gỗ, ăn quả, thảo dược...

Chia sẻ về lý do chọn các loại cây như hương, trắc, xoài mủ để nhân giống, anh Toàn cho hay: “Hiện trên thị trường không bán các loại cây giống này. Vì vậy, chọn các loại cây này ươm giống là cách để bảo tồn các loài cây gỗ quý hiếm cũng như cây trái đặc sản vùng thung lũng Cheo Reo”.

Để cây giống sinh trưởng, phát triển, ĐVTN trong đơn vị góp kinh phí mua lưới, khung sắt làm mái che và bầu nhựa ươm hạt giống. Đất trồng cây trộn với vỏ trấu, phân chuồng ủ mục, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Hàng ngày, ĐVTN luân phiên chăm sóc vườn ươm.

Sau 4 tháng xuống giống, tỷ lệ hạt nảy mầm cây giáng hương, trắc đạt khoảng 50%; các loại cây còn lại đạt khoảng 70-80%. Dự kiến khoảng 1-2 tháng nữa, cây giống có thể được đưa đi trồng đại trà.

Theo kế hoạch, số cây giống này sẽ được trồng tại khuôn viên trụ sở cơ quan và một số trụ sở Công an xã, phường vừa xây dựng. Sau khi phủ xanh khuôn viên các đơn vị, chúng tôi tiếp tục nhân rộng bán lại với giá ưu đãi để gây quỹ Đoàn.

Anh Nguyễn Văn Toàn-Bí thư Chi đoàn Cảnh sát điều tra Công an thị xã Ayun Pa-dành thời gian sau giờ làm việc để chăm sóc, kiểm tra quá trình phát triển của cây giống trong Vườn ươm thanh niên. Ảnh: Vũ Chi

Anh Nguyễn Văn Toàn-Bí thư Chi đoàn Cảnh sát điều tra Công an thị xã Ayun Pa-dành thời gian sau giờ làm việc để chăm sóc, kiểm tra quá trình phát triển của cây giống trong Vườn ươm thanh niên. Ảnh: Vũ Chi

Theo anh Nguyễn Chất-Bí thư Đoàn cơ sở Công an thị xã, ưu điểm lớn nhất của mô hình “Vườn ươm thanh niên” là tận dụng được nguồn hạt giống tại chỗ để gieo trồng nên tiết kiệm chi phí mua cây giống, công vận chuyển. Cây giống ngay từ khi nảy mầm đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên chất lượng đảm bảo, khi trồng ra môi trường tỷ lệ sống cao.

Mô hình này không chỉ giúp ĐVTN trau dồi thêm kiến thức về nông nghiệp, lâm nghiệp mà còn đem lại niềm vui sau những giờ làm việc căng thẳng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng khuôn viên cơ quan xanh-sạch-đẹp.

“Hiệu quả bước đầu của mô hình là động lực để tuổi trẻ Công an thị xã tiếp tục mở rộng diện tích, quy mô vườn ươm cũng như đa dạng các loại cây giống; qua đó phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ trong việc tạo sự cân bằng môi trường sinh thái”-anh Chất kỳ vọng.

Anh Nguyễn Đức Huy-Bí thư Thị Đoàn Ayun Pa-cho hay: Nhiệm kỳ 2019-2024, các tổ chức cơ sở Đoàn tại thị xã đã trồng được 5.000 cây xanh các loại. Nguồn cây giống do các cấp, các ngành, chính quyền địa phương phân bổ về đơn vị, quá trình vận chuyển cũng như điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nên tỷ lệ cây sống không cao.

Từ thực tế đó và trong điều kiện nguồn kinh phí hoạt động của Đoàn hạn hẹp, mô hình “Vườn ươm thanh niên” là cách làm hay, sáng tạo giúp Đoàn cơ sở Công an thị xã chủ động được nguồn cây giống phủ xanh các tuyến đường, khuôn viên cơ quan, đơn vị.

Thành công của mô hình tạo tiền đề để Đoàn Thanh niên các xã, phường nhân rộng; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của ĐVTN và cộng đồng cũng như đóng góp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Người trẻ ngày càng mất tập trung?

Nhiều ý kiến cho rằng trong thời đại công nghệ số, khi thông tin tràn lan và dễ dàng tiếp cận, khả năng tập trung của người trẻ ngày càng giảm dần. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Đừng vội nản lòng

Đừng vội nản lòng

(GLO)- Ai trồng cây cũng mong đến ngày hái quả. Người ta khi làm việc gì cũng đều mong gặt hái được kết quả. Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Vậy nên, đừng vội nản lòng khi kết quả mình mong đợi chưa đến.