Vẻ đẹp kỳ thú trên cung đường sắt qua đèo Hải Vân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cung đường sắt Hải Vân là chặng đường khó khăn nhất của đường sắt Bắc – Nam. Đây cũng là cung đường sắt đầy kỳ thú, có cảnh đẹp hút hồn du khách.

 Đèo Hải Vân thuộc dãy Trường Sơn ở miền trung Việt Nam. Đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng. Ảnh: Tàu lên dốc và đi xuyên hầm qua núi (Địa phận Hải Vân Nam- Đà Nẵng).
Đèo Hải Vân thuộc dãy Trường Sơn ở miền trung Việt Nam. Đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng. Ảnh: Tàu lên dốc và đi xuyên hầm qua núi (Địa phận Hải Vân Nam- Đà Nẵng).
Hải Vân là con đèo hiểm trở bậc nhất trên con đường thiên lý bắc nam từ xưa. Đây cũng là một vị trí địa lý hiểm yếu do kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước từ biên giới phía tây tới sát biển phía đông. Đèo Hải Vân có chiều dài 21km, với đỉnh cao nhất là 496m so với mực nước biển. Giao thông qua đèo Hải Vân khó khăn đối với đường bộ và đường sắt do địa hình hiểm trở.
Hải Vân là con đèo hiểm trở bậc nhất trên con đường thiên lý bắc nam từ xưa. Đây cũng là một vị trí địa lý hiểm yếu do kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước từ biên giới phía tây tới sát biển phía đông. Đèo Hải Vân có chiều dài 21km, với đỉnh cao nhất là 496m so với mực nước biển. Giao thông qua đèo Hải Vân khó khăn đối với đường bộ và đường sắt do địa hình hiểm trở.
Cung đường sắt Hải Vân là cung đường vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga: Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (nằm giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế). Trong đó các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo. Cung đường sắt Hải Vân nằm phía đông trục đường bộ (Quốc lộ 1), sát biển.
Cung đường sắt Hải Vân là cung đường vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga: Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (nằm giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế). Trong đó các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo. Cung đường sắt Hải Vân nằm phía đông trục đường bộ (Quốc lộ 1), sát biển.
 Cung Hải Vân đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui, trong đó hầm ngắn nhất là 85m, hầm dài nhất là 600m. Cung Hải Vân có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Trước kia, khi các đoàn tàu vượt Hải Vân, ngành đường sắt dùng đầu máy hơi nước hay các đầu máy diesel thế hệ cũ đều phải tăng cường thêm một đầu máy đẩy. Tàu qua Hải Vân đi với một tốc độ rất chậm…
Cung Hải Vân đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui, trong đó hầm ngắn nhất là 85m, hầm dài nhất là 600m. Cung Hải Vân có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Trước kia, khi các đoàn tàu vượt Hải Vân, ngành đường sắt dùng đầu máy hơi nước hay các đầu máy diesel thế hệ cũ đều phải tăng cường thêm một đầu máy đẩy. Tàu qua Hải Vân đi với một tốc độ rất chậm…
Có những đoạn tàu đi sát ra biển, ở trên tàu có thể nhìn thấy biển ngay phía dưới
Có những đoạn tàu đi sát ra biển, ở trên tàu có thể nhìn thấy biển ngay phía dưới
Có những đoạn tàu đi sát ra biển, ở trên tàu có thể nhìn thấy biển ngay phía dưới
Có những đoạn tàu đi sát ra biển, ở trên tàu có thể nhìn thấy biển ngay phía dưới
 Một công nhân đang sửa chữa đường dây điện – thông tin trên tuyến.
Một công nhân đang sửa chữa đường dây điện – thông tin trên tuyến.
Trên cung đường Hải Vân, du khách đi tàu có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Từ trên tàu có thể thấy những vách núi dựng đứng ở phía Tây và biển Đông ngay sát dưới chân; từ cửa sổ toa tàu có thể nhìn thấy cả đoàn tàu đang uốn lượn men theo triền núi.
Trên cung đường Hải Vân, du khách đi tàu có thể ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Từ trên tàu có thể thấy những vách núi dựng đứng ở phía Tây và biển Đông ngay sát dưới chân; từ cửa sổ toa tàu có thể nhìn thấy cả đoàn tàu đang uốn lượn men theo triền núi.
Cho dù hiện nay tuyến đường bộ đã có hầm Hải Vân xuyên qua núi thì nhiều người vẫn chọn cách đi tàu để có thể thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú của Hải Vân – nơi giao thoa giữa hai miền nam bắc, nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
Cho dù hiện nay tuyến đường bộ đã có hầm Hải Vân xuyên qua núi thì nhiều người vẫn chọn cách đi tàu để có thể thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú của Hải Vân – nơi giao thoa giữa hai miền nam bắc, nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
Nhà ga ở địa phận Bắc Hải Vân.
Nhà ga ở địa phận Bắc Hải Vân.
Đây là trạm kỹ thuật và nơi tránh tàu. Tất cả các ga trên cung Hải Vân đều không đón trả khách và hàng hoá.
Đây là trạm kỹ thuật và nơi tránh tàu. Tất cả các ga trên cung Hải Vân đều không đón trả khách và hàng hoá.
 Một đoàn tàu hàng đang chờ tránh tàu Thống Nhất ở ga Hải Vân Bắc.
Một đoàn tàu hàng đang chờ tránh tàu Thống Nhất ở ga Hải Vân Bắc.
 Góc cua rất gấp, có thể nhìn thấy cả đoàn tàu.
Góc cua rất gấp, có thể nhìn thấy cả đoàn tàu.


CTV Hà Thành/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.