Những đặc điểm kỳ lạ về cấu trúc và hình dạng của đôi mắt có thể giúp các loài động vật quan sát kẻ thù hoặc phát hiện con mồi dễ dàng hơn.
Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Smithsonian, Mỹ, mực ống khổng lồ là loài có đôi mắt to nhất thế giới, với đường kính có thể lên tới 25 cm. Đôi mắt to giúp mực ống khổng lồ quan sát rõ khi ở dưới vùng nước sâu. Với lợi thế này, mực ống khổng lồ có thể phát hiện một con cá nhà táng ở cách xa 120 mét.
Loài chó Husky Sibir ở Siberia, Nga, tiến hóa màu mắt để thích nghi với điều kiện ánh sáng thấp ở nơi chúng sinh sống. Đôi mắt của chó husky có hình quả hạnh nhân và thường có hai đốm trắng ở phía trên, tạo cảm giác như chúng có 4 mắt. Một con chó có hai màu mắt khác nhau hoặc mỗi mắt cũng có thể có hai màu.
Tắc kè hoa có thể xoay và tập trung đôi mắt theo hướng riêng biệt khi nhìn vào hai đối tượng khác nhau cùng một lúc. Điều này có thể giúp tắc kè có được góc nhìn 360 độ quanh cơ thể chúng.
Cá escolar, một loài cá lớn sống dưới biển sâu, có khả năng nhìn từ dưới lên trên. Chúng sử dụng khả năng nhìn đặc biệt này để chờ đợi và bắt các con mồi bơi qua.
Tôm là một trong những loài có hệ thống thị giác phức tạp nhất trong thế giới động vật. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số loài tôm sẽ nhìn chằm chằm vào con mồi trước khi tấn công với một chuyển động hết sức mau lẹ, có thể làm nóng một vùng nước nhỏ trước mặt chúng.
Hầu hết các loài động vật và cả con người đều có đồng tử tròn. Tuy nhiên, mắt của một số loài như dê, cóc, bạch tuộc... lại có xu hướng theo chiều nằm ngang và theo hình chữ nhật với các góc tròn. Điều này giúp chúng mở rộng góc nhìn và dễ dàng phát hiện kẻ thù.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, mắt của một số loài chim như chim đại bàng (ảnh) đều có giọt dầu nhỏ ở phía trước, giúp chúng lọc và hướng theo phía ánh sáng khi mắt tiếp xúc.
Mắt của một số loài động vật như mèo hay raccoon có thể phát sáng trong bóng tối. Khả năng này được các nhà khoa học lý giải là do mắt chúng có bề mặt phản quang, hay còn được gọi là lớp tế bào tapetum lucidum. Mắt của mỗi loài có thể phát sáng theo các màu khác nhau.
Mực nang, một loài động vật thân mềm, là loài có khả năng tự điều chỉnh lại hoàn toàn hình dạng của mắt theo những thứ mà chúng nhìn.
Theo vnexpress