Emagazine

E-magazine Rmah Et với hành trình chinh phục cây lúa nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một buổi sáng đầu năm 2024, tôi tìm về cánh đồng Trạm Bơm của thị trấn Phú Thiện để tìm gặp ông Et. Dưới ánh nắng trong lành của buổi sớm mai, cánh đồng đã vô cùng nhộn nhịp, rộn ràng. Người dân đều tranh thủ ra đồng, người be bờ, dẫn nước, người cặm cụi làm đất để chuẩn bị cho vụ gieo sạ mới. Từng thớ đất khô vỡ vụn trong dòng nước mát như ấp ủ sức sống để khi hạt lúa gieo xuống nảy mầm lên xanh. Dù đang bận đắp bờ, dẫn nước vào ruộng nhưng khi biết mục đích đến thăm của tôi, ông Et cười vang rồi dừng tay. Và, câu chuyện của chúng tôi cứ thế được nối dài, từ hành trình chinh phục cây lúa nước đến việc tuyên truyền, vận động dân làng chuyển đổi từ trồng lúa rẫy sang trồng lúa nước của ông Et gần 30 năm trước.

Cũng như bao người con Jrai nơi đây, ông Et lớn lên bên những rẫy mì, rẫy lúa. Năm 1976, ông lập gia đình. Sau nhiều năm vỡ đất khai hoang, gia đình ông có gần 6 ha đất nông nghiệp. Dù vậy, theo tập quán canh tác cũ, cây lúa được trồng bằng phương thức chọc trỉa và phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời nên năng suất rất thấp. Có nhiều năm, số thóc thu được không đủ giải quyết cái ăn cho 9 người trong gia đình.

Năm 1987, khi nghe tin Nhà nước có chủ trương xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ để phục vụ cho việc trồng lúa nước, ông Et như vỡ òa sung sướng. Ông Et kể: “Lúc bấy giờ, tôi là Phó Giám đốc Xí nghiệp Nông lâm xã Ia Sol. Được đi tham quan nhiều nơi, tôi biết cây lúa nước cho năng suất rất cao. Nếu đầu tư vào nó, chắc chắn dân làng sẽ giải quyết được cái đói giáp hạt hàng năm. Vì vậy, năm 1990, khi công trình thủy lợi Ayun Hạ chính thức khởi công xây dựng, tôi đã tự nguyện hiến hơn 1 ha đất sản xuất để phục vụ cho việc xây dựng công trình”.

Năm 1995, nước từ công trình thủy lợi Ayun Hạ được đưa về các cánh đồng, ông Et mừng vui đi khắp làng thông báo cho người dân biết. Thế nhưng, đổi lại, bà con lại tỏ ra dửng dưng. Theo ông Et, nguồn cơn của việc này là do xưa nay, bà con quan niệm cây lúa chỉ ở trên cạn, nếu bắt cây lúa xuống nước thì Yàng sẽ phạt nên không ai dám phá lệ làng. Bởi vậy, việc vận động dân làng chuyển đổi từ canh tác lúa rẫy sang trồng lúa nước là không hề dễ dàng. Có hôm, tranh thủ thời gian tại các cuộc họp, ông nói đến rát họng nhưng vẫn không ai chịu làm theo. Khi ấy, ông nhận ra, bản thân phải tiên phong làm trước và phải đạt được hiệu quả tốt thì người dân mới tin và làm theo.

Với suy nghĩ ấy, vụ mùa năm 1995, ông Et tiên phong nhận trồng thử nghiệm 5 sào lúa giống A32. Không kể ngày đêm, ông dành thời gian đến các hộ gia đình người Kinh từ các tỉnh miền Bắc đi kinh tế mới vào đây để học hỏi kinh nghiệm, từ kỹ thuật ngâm giống, gieo sạ, đến dặm lúa, bón phân...

Cho tới bây giờ, mỗi lần nhắc về quá trình vận động và hỗ trợ người dân trồng lúa nước, ông Et vẫn gọi đó là kỳ tích. “Ròng rã suốt 2 năm trời vận động, bà con vẫn không tin vào sự “kỳ diệu” của cây lúa nước. Thế nhưng, đến khi thu hoạch, thấy khoảng sân nhà tôi chất đầy lúa, bà con trong làng rủ nhau tới xem. Tận thấy thành quả của công sức lao động, nhiều người nói tôi bán lúa giống để họ trồng thử nghiệm cây lúa nước. Nghe vậy, tôi mừng lắm”-ông Et chia sẻ.

Theo ông Et, vấn đề khó khăn nhất lúc bấy giờ là nhiều diện tích đất nằm ở khu vực trên cao nên không thể dẫn nước vào ruộng. Sau nhiều đêm trăn trở, đầu năm 1997, ông quyết định mua 3 chiếc máy bơm chạy bằng dầu về đặt gần kênh mương để bơm nước phục vụ cho việc canh tác của người dân. Không những thế, ông còn bàn bạc với vợ chia 2 ha đất sản xuất của gia đình cho 8 hộ nghèo trong làng và một số làng lân cận để bà con cùng canh tác lúa nước.

Thấy cây lúa cho nhiều thóc, năm 2000, các hộ dân ở làng Plei Knông nói riêng, xã Ia Sol nói chung đều đồng loạt trồng lúa nước. Nhờ chăm chỉ học hỏi, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất ngày càng tăng. Nhiều hộ không chỉ giải quyết được cái đói mà còn có thêm thu nhập từ bán sản phẩm.

Đang tranh thủ đắp bờ, ông Rmah Hiếc (tổ 4, thị trấn Phú Thiện) cười hiền cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ có vài sào lúa rẫy nên không đủ ăn. Năm 1997, được ông Et cho 8 sào đất và hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước nên năm nào lúa cũng đầy kho. Công ơn của ông Et với gia đình tôi là rất lớn. Vì vậy, năm 2005, tôi đã trả lại 4 sào đất để ông ấy chia cho các con. Mấy năm gần đây, nhờ áp dụng gieo trồng giống lúa mới, 4 sào lúa còn lại cũng cho thu gần 3 tấn thóc/vụ”.

Cũng theo Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện, để người dân yên tâm gắn bó với cây lúa nước, những năm gần đây, thị trấn thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động người dân xây dựng cánh đồng lúa một giống. Đến nay, thị trấn có 570 ha lúa nước 2 vụ, năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha. “Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng mì và rau màu các loại nên kinh tế gia đình được cải thiện rõ rệt”-Chủ tịch UBND thị trấn thông tin.

Tôi rời cánh đồng Trạm Bơm khi mặt trời đã đứng bóng. Đi trên con đường nội đồng đã được bê tông hóa phẳng lì, nhìn những thửa ruộng màu mỡ thơm nồng hương đất, tôi nghĩ về những vụ mùa bội thu sẽ tiếp tục đến với bà con nơi đây. Trong niềm hân hoan đó, lòng tôi chợt nhớ đến lời tâm sự của ông Et nói trước lúc chia tay: “Nhờ có cây lúa nước, nhiều gia đình đã có của ăn của để. Vậy nên, cái đói giáp hạt với người dân chúng tôi giờ chỉ còn là ký ức”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.