Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có hộ chiếu vaccine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn lúc 13 giờ 30 phút.

Chuyến bay mang số hiệu VN5311 là chuyến bay đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày. Ảnh: TTXVN phát
Chuyến bay mang số hiệu VN5311 là chuyến bay đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày. Ảnh: TTXVN phát
Chiều 4/9, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế bảy ngày.
Các công dân trên chuyến bay phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn lúc 13 giờ 30 phút.
Là chuyến bay đầu tiên áp dụng thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày của Bộ Y tế, toàn bộ hành khách trên chuyến bay cần đáp ứng đủ hai điều kiện vừa phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh); đồng thời phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.
Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, hành khách đã di chuyển về khách sạn Novotel Hạ Long (Quảng Ninh) thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày (rút ngắn 7 đến 14 ngày so với quy trình bình thường, tùy thuộc vào chủng biến thể COVID-19 nơi hành khách xuất cảnh).
Toàn bộ quy trình đón tại sân bay và đưa hành khách về nơi cách ly được thực hiện quy củ, chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ hành khách và các lực lượng phục vụ chuyến bay tại đây.

Hành khách nhận hành lý tại sân bay Vân Đồn. Ảnh: TTXVN phát
Hành khách nhận hành lý tại sân bay Vân Đồn. Ảnh: TTXVN phát
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay quốc tế Vân Đồn cho hay, quy trình đón khách nhập cảnh vẫn tuân thủ các quy chuẩn phòng dịch tuyệt đối an toàn được sân bay áp dụng lâu nay. Theo đó, để ứng phó với diễn biến dịch và các nguy cơ lây lan từ biến chủng mới, sân bay đã nâng mức áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống dịch lên mức độ cao nhất.
Cụ thể, hành khách hạ cánh xuống sân bay được đo thân nhiệt, khai báo y tế bắt buộc và làm thủ tục nhập cảnh, hải quan tại khu vực riêng biệt. Hành khách cũng được hướng dẫn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn. Hành lý xách tay và hành lý ký gửi đều được khử trùng bằng chất khử trùng chuyên dụng.
Khu vực nhà ga và luồng di chuyển của khách được phun khử trùng, khử khuẩn; cán bộ nhân viên làm việc tại sân bay khi tham gia đón các chuyến bay thí điểm này phải tuân thủ tuyệt đối quy tắc phòng dịch như: đeo khẩu trang chuyên dụng, mặc đồ bảo hộ theo tiêu chuẩn, đảm bảo khoảng cách an toàn với khách hàng và thực hiện khử khuẩn liên tục.
Ông Phạm Ngọc Sáu khẳng định: “Các chuyến bay đưa khách quốc tế về Việt Nam áp dụng hình thức thí điểm cách ly y tế 7 ngày sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng phạm vi hơn nữa tới những người có nhu cầu đi lại thực sự. Đó là những đồng bào từ các vùng dịch trên thế giới có nguyện vọng hồi hương, các doanh nhân, đội ngũ chuyên gia... Thậm chí tiến tới khôi phục dần các đường bay trong nước, nối lại giao thương khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Điều này cũng phù hợp với lộ trình từng bước thích ứng với điều kiện 'bình thường mới', vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo duy trì hoạt động giao thương, kinh tế”.
Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.