Loài sên biển giống cừu có khả năng quang hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loài sên biển có tên cừu lá có thể hấp thụ lục lạp từ tảo biển để đưa vào cơ thể.

Cừu lá là loài ăn thực vật và sở hữu vẻ ngoài dễ thương. Ảnh: Caters News.
Cừu lá là loài ăn thực vật và sở hữu vẻ ngoài dễ thương. Ảnh: Caters News.



Hình ảnh đẹp mắt về loài sên biển mang tên cừu lá lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia Ajiex Dharma ở ngoài khơi đảo Bali, Indonesia, Story Trender hôm 13-3 đưa tin. Nhìn tổng thể, loài sên này trông giống một con cừu với bộ lông dày và mềm mại. Tuy nhiên, khuôn mặt đặc biệt với đôi mắt nhỏ sát nhau, hai chấm hồng giống lỗ mũi cùng hai xúc tu phía trên lại khiến nhiều người liên tưởng tới loài bò.

Loài sên biển này có tên khoa học là costasiella kuroshimae, chủ yếu ăn tảo biển. Chúng sở hữu một khả năng đặc biệt, đó là quang hợp. Chúng có thể lấy lục lạp từ thức ăn rồi đưa vào cơ thể. Nhờ quá trình này mà cừu lá trở thành sinh vật mang năng lượng mặt trời.

"Tôi là hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại đây và bắt đầu lặn từ năm 2009. Bạn có thể thấy đủ loại sinh vật trong lúc lặn, nhưng đây là sinh vật biển dễ thương và đáng yêu nhất mà tôi từng thấy", Dharma chia sẻ.

Thu Thảo (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.