Đột phá trong quản lý nguồn thu xây dựng cơ bản, nhà ở tư nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thu thuế trong hoạt động xây dựng cơ bản nhà ở tư nhân là sự đột phá của ngành Thuế trong năm 2016 và 2017. Liên quan đến vấn  đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN ĐÌNH CHUYÊN-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Pleiku.

- P.V: Ông có thể cho biết tình hình công tác quản lý thuế xây dựng nhà ở tư nhân trên địa bàn TP. Pleiku trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày một gia tăng?

Ông NGUYỄN ĐÌNH CHUYÊN: Những năm trước đây, tình hình quản lý hộ xây dựng nhà ở tư nhân chưa đạt hiệu quả mong muốn, thất thu cả về đối tượng nộp thuế, số tiền thuế phải thu về cho ngân sách. Theo số liệu năm 2016 tại Chi cục, tổng số hộ xây dựng nhà ở tư nhân được cấp phép là 1.563, tương ứng số thuế ước phải thu là 14,37 tỷ đồng.

 

Hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân đang đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách nhà nước.                                                                                                  Ảnh: S.C
Hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân đang đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Ảnh: S.C

Trong đó, công trình đã đưa vào bộ quản lý thu 200 hộ với số thuế thu được là 3,2 tỷ đồng; công trình đã cấp phép nhưng chưa quản lý thuế 1.363 hộ, số thuế còn thất thu là 11,17 tỷ đồng. Việc quản lý hộ xây dựng nhà ở tư nhân đối với giấy phép xây dựng được cấp trong năm 2016 đạt tỷ lệ rất thấp (22%), tỷ lệ thất thu 78%. Đối với các công trình đã tính thuế và đưa vào lập bộ thì chưa kiểm soát được định mức nguyên-vật liệu cho từng công trình. Vẫn còn tình trạng thực tế chưa đầy đủ hóa đơn mua nguyên vật liệu tham gia vào công trình...

- P.V: Ngành Thuế đã triển khai giải pháp nào để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế trong hoạt động xây dựng cơ bản và nhà ở tư nhân, thưa ông?

Ông NGUYỄN ĐÌNH CHUYÊN: Bắt đầu từ tháng 12-2016, Chi cục Thuế TP. Pleiku đã áp dụng sáng kiến “Giải pháp nâng cao công tác quản lý thu thuế xây dựng cơ bản nhà ở tư nhân” với mục tiêu đề ra là trong thời hạn 5 tháng (từ 1-12-2016 đến 30-4-2017), Chi cục phải đưa vào bộ quản lý trên 70% số hộ xây dựng nhà ở tư nhân đã được cấp phép trong năm 2016; đến 31-12-2017 đảm bảo quản lý 90%, kể cả giấy phép cấp trong năm 2017. Chống thất thu thuế từ việc phân loại không đúng đối tượng, kiểm soát được hóa đơn theo định mức nguyên-vật liệu cơ bản cho từng loại công trình để xác định đúng đối tượng có bao thầu nguyên-vật liệu hay không làm cơ sở tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp. Bên cạnh đó, Chi cục phối hợp với Phòng Quản lý Đô thị in bổ sung vào mặt sau của giấy phép xây dựng “Nghĩa vụ của chủ đầu tư phải thực hiện” nhằm yêu cầu người nộp thuế liên hệ với Đội Thuế phường, xã nơi phát sinh công trình, nhà ở xây dựng để cung cấp thông tin liên quan phục vụ quản lý thuế như: hợp đồng xây dựng, tư vấn thiết kế,… và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

- P.V: Sau khi triển khai, các giải pháp trên đã mang lại kết quả như thế nào, thưa ông?

Ông NGUYỄN ĐÌNH CHUYÊN: Qua thời gian áp dụng sáng kiến vào thực tế đã mang lại kết quả tương xứng. Cụ thể, đối với giấy phép xây dựng cấp năm 2016 là 1.563 giấy phép, tương ứng với số thuế ước tính 14,37 tỷ đồng. Trong thời gian từ 1-12-2016 đến 30-4-2017 đã quản lý 959 giấy phép xây dựng, tương ứng với số thuế lập bộ đưa vào quản lý là 9,255 tỷ đồng (tỷ lệ 64%), tăng 42% tương ứng số thuế tăng thêm là 6,055 tỷ đồng so với trước khi có sáng kiến. Số chưa quản lý là 604 giấy phép xây dựng, tương ứng với số thuế lập bộ đưa vào quản lý là 5,115  tỷ đồng (tỷ lệ 36%), giảm 42% so với trước khi có sáng kiến. Đối với giấy phép xây dựng quý I và quý II-2017 phải quản lý là 773, tương ứng với số thuế ước tính  8,68 tỷ đồng. Trong thời gian từ 1-1-2017 đến 30-9-2017, đã quản lý số giấy phép xây dựng tương ứng với số thuế lập bộ đưa vào quản lý là 6,386 tỷ đồng (tỷ lệ 74%), tăng 52% tương ứng số thuế tăng thêm 3,186 tỷ đồng so với trước khi có sáng kiến. Số giấy phép xây dựng chưa quản lý tương ứng với số thuế 2,294 tỷ đồng (tỷ lệ 26%), giảm 52% so với trước khi có sáng kiến.

Đối với số thuế còn lại chưa quản lý (tỷ lệ 26% so với tổng số giấy phép xây dựng cấp trong quý I và quý II-2017), Chi cục tiếp tục kiểm tra rà soát, yêu cầu người nộp thuế kê khai, nộp thuế đảm bảo quản lý thu 100%. Một điều đáng ghi nhận là ý thức của công dân được nâng cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khi bắt đầu xây dựng nhà ở. Mọi hoạt động bắt đầu từ khi thuê dịch vụ tư vấn, thiết kế; khảo sát, khoan địa chất để thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng; mua vật liệu xây dựng, đồ dùng trang trí nội thất... để thi công nhà ở đều được người nộp thuế yêu cầu bên bán hàng hóa, dịch vụ cung cấp hóa đơn, chứng từ hợp pháp để sau này làm hồ sơ hoàn công, chứng nhận quyền sở hữu nhà đảm bảo đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định. Mặt khác, sáng kiến đã góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách và đảm bảo các khoản chi thường xuyên.

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Sơn Ca (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.