Cách làm hay của Dự án IFAD ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dựa trên thế mạnh sẵn có, 5 địa phương tham gia Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh đã lựa chọn những cây trồng, vật nuôi chủ lực xây dựng và phát triển thành chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua thời gian thực hiện, đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng được các chuỗi giá trị chủ lực của các địa phương được hưởng lợi từ dự án để chuẩn bị nhân rộng ra các địa phương khác trong thời gian tới.

Nằm trong hợp phần phát triển chuỗi giá trị vì người nghèo của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD), tiểu hợp phần các dịch vụ khuyến nông và nghiên cứu kỹ thuật phát triển chuỗi giá trị đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện các mô hình tại các xã trong vùng dự án. Trung tâm đã xây dựng các mô hình khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại các xã, giúp nông dân học tập, áp dụng đưa vào sản xuất.

Đặc biệt, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và năng lực sản xuất của nông dân và tăng cường mối liên kết trong chuỗi giá trị tạo sức mạnh tổng thể của chuỗi, Dự án IFAD đã thực hiện tư vấn trong nước về các chuỗi giá trị trên cây trồng, vật nuôi như: chuỗi giá trị cà phê ở Đak Đoa, bắp tại Kông Chro, mía tại Kbang và bò tại Krông Pa… mang lại nhiều kết quả khả quan.
 

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa hướng dẫn kỹ thuật  chăm sóc cà phê. Ảnh: N.H
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ảnh: N.H

Ông Nhưn (làng Brăng, xã Trang, huyện Đak Đoa) cho biết: Nhờ Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh hỗ trợ về mọi mặt, nhóm chung sở thích trồng cà phê chúng tôi được tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê theo tiêu chuẩn 4C, được kết nối với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp cung cấp cho thành viên kịp thời vụ. Sản phẩm làm ra còn được doanh nghiệp thu mua với mức giá cao hơn thị trường. Phương pháp sản xuất mới này không chỉ giúp các thành viên trong nhóm chung sở thích hưởng lợi nhiều mà còn nâng cao được trình độ sản xuất nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.

Ông Trần Khương Vũ-Phó Trưởng ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Kông Chro cho biết thêm: Dự án IFAD triển khai tại các xã: Đak Pơ Pho, Chư Krey, Đak Tơ Pang, Đak Pling và Sơ Ró của huyện là những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Qua thời gian thực hiện, tiểu hợp phần các dịch vụ khuyến nông đã mang lại kết quả thiết thực. Một trong những điểm nổi bật của Dự án là xây dựng được chuỗi giá trị cây bắp làm cây trồng chủ lực của huyện trong thời gian tới.
 

Sáng 16-11, tại TP. Pleiku, Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh đã tổ chức tập huấn khảo sát đánh giá tác động cuối kỳ (RIMS) của dự án tại 26 xã ở 5 huyện: Đak Đoa, Kbang, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Tham dự lớp tập huấn có lãnh đạo Ban Điều phối Dự án tỉnh; Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp các huyện cùng đại diện các xã được hưởng lợi từ dự án. Cuộc khảo sát bao gồm 2 phần: khảo sát hộ gia đình và khảo sát về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Trong đó sẽ khảo sát trực tiếp 900 hộ tại 5 huyện trong vùng Dự án thông qua các phiếu câu hỏi…

Ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Thực hiện tiểu hợp phần về các dịch vụ khuyến nông, nghiên cứu các chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi của Dự án IFAD, đến nay, Trung tâm đã lựa chọn được 8 mô hình để nhân rộng gồm: cà phê, mía, bắp và nuôi bò (mỗi loại 2 mô hình). Đây là những mô hình được Trung tâm thực hiện sát với thực tế, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân mà ngành Nông nghiệp muốn nhân rộng trong thời gian tới.

Theo ông Việt, một trong những cách làm hay của Dự án IFAD là tập hợp được các nhóm nông dân để thành lập các nhóm chung sở thích, dẫn dắt họ đi đúng xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Đây chính là tiền đề để thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã trong tương lai. Đặc biệt, dự án có một số quỹ hoạt động rất hiệu quả như quỹ hoạt động nhóm, hoạt động doanh nghiệp để các nhóm kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cách làm này rất hiệu quả, vì vậy nên xem xét kéo dài thêm dự án để giúp nông dân trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ cách làm mới mẻ và hiệu quả của dự án.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.