Kon Tum: Tìm đầu ra cho rau an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với ưu thế là vùng chuyên canh rau, cây cảnh lâu đời của toàn tỉnh, đến nay TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã phát triển hơn 300 ha rau xanh, năng suất bình quân 186 tạ/ha. Diện tích trên tuy không phải lớn nhưng điều đáng mừng là bà con nông dân đã bước đầu biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến các mô hình sản xuất rau an toàn…

Tuy nhiên, có một nghịch lý đáng  buồn lại đang diễn ra, đó là tại chính các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, nhiều khi, đầu ra cho dòng sản phẩm này vẫn là bài toán đầy thử thách.
 

Gia đình ông Nguyễn Bền trồng rau theo mô hình VietGAP.   Ảnh: H.A
Gia đình ông Nguyễn Bền trồng rau theo mô hình VietGAP. Ảnh: H.A

Theo số liệu của Phòng Kinh tế TP. Kon Tum, thì nhu cầu rau, quả thực phẩm của thành phố trong năm 2012 khoảng 16.400 tấn, khả năng sản xuất trên địa bàn chỉ đáp ứng được khoảng 66%, số còn lại phải nhập khẩu từ các tỉnh bạn như Gia Lai, Lâm Đồng… Nguồn rau, rau xanh bổ sung cho thành phố trong thời gian qua chủ yếu là rau quả xứ lạnh Đà Lạt (súp lơ, cải bắp, cải xanh, cải ngọt, đậu các loại…) và một vài loài rau của huyện Đak Hà. Trước đòi hỏi lớn về rau sạch, TP. Kon Tum đã phát triển các vùng chuyên canh sản xuất rau tập trung (hướng đến sản xuất rau an toàn) tại các phường: Thắng Lợi, Thống Nhất, Trường Chinh, Trần Hưng Đạo và các xã ven như: Đak Blà, Đoàn Kết… Trong đó đã triển khai hai điểm sản xuất rau an toàn tại phường Trường Chinh với quy mô 7 ha và tại tổ 4, phường Thắng Lợi với quy mô 3 ha. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất rau an toàn cao, lại chưa tạo dựng được thương hiệu, nên giá tiêu thụ rau an toàn trên thị trường chỉ ngang bằng với rau thông thường, từ đó chưa khuyến khích được nông dân đầu tư mở rộng sản xuất.

Ông Nguyễn Bền-người dân tại tổ 4, phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum là một trong những người đầu tiên tham gia trồng rau an toàn theo mô hình VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) do Chi cục Quản lý Đo lường Chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh Kon Tum (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) triển khai từ đầu năm 2010 tại phường Thắng Lợi chia sẻ: “Sau một thời gian được hướng dẫn trồng rau an toàn theo mô hình VietGAP, tôi thấy có rất nhiều lợi ích, như biết cách sử dụng đất hiệu quả, biết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng lúc, đúng liều lượng…, hơn hết là an toàn cho bạn thân và người sử dụng”. Song, cũng như nhiều hộ gia đình khác khi tham gia mô hình VietGAP, tất cả các sản phẩm sau khi thu hoạch của gia đình ông Bền đều được Trung tâm Đo lường Chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản vùng II (tại Đà Nẵng) kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn. Nhưng khi bán ra thị trường, giá rau an toàn cũng chỉ ngang ngửa với rau sản xuất bình thường, do vậy hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Tương tự như gia đình ông Bền, gần chục hộ gia đình khác tại tổ 4, phường Thắng Lợi cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự. Toàn bộ sản phẩm rau an toàn sau khi thu hoạch về đều chỉ biết bán lại cho các thương lái hoặc mang ra chợ đêm bán với giá thành không khác gì so với rau, quả bình thường. Anh Nguyễn Văn Chương-một nông dân phường Thắng Lợi cho biết: “Khi thấy gia đình tôi tham gia trồng rau theo mô hình VietGAP, rất nhiều hộ dân khác trong vùng cũng đều muốn tham gia, nhưng khi các sản phẩm sau khi thu hoạch bán ra thị trường cũng giống như rau, quả sản xuất bình thường thì họ lại thối lui không muốn tham gia nữa”.

Ông Trần Diệp Duy-Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Kon Tum cho biết: Sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thành phố hiện nay đang gặp khó khăn về đầu ra, hiện chưa có văn bản quy định bắt buộc các đối tượng kinh doanh, buôn bán trên thị trường phải tiêu thụ sản phẩm an toàn, có địa chỉ, có nguồn gốc… Để giúp bà con có đầu ra ổn định, Phòng đã giới thiệu điểm bán cho Tổ sản xuất rau an toàn VietGap phường Thắng Lợi, nằm trên đường Lê Hồng Phong và Trung tâm Thương mại Kon Tum. Tuy nhiên, việc kinh doanh rau an toàn tại đây có tồn tại và phát triển hay không còn phụ thuộc vào năng lực kinh doanh, cam kết bảo đảm rau an toàn cho người tiêu dùng của tổ sản xuất…

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.