14 ngân hàng được mua bán nợ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 

NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng này xem xét cho vay với các dự án lớn có hiệu quả

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản số 2871/NHNN-TD yêu cầu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và 13 Ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công thương Việt Nam, Ngoại thương Việt Nam, Á Châu, Xuất nhập khẩu, Sài Gòn thương tín, Kỹ thương, Quân đội, Hàng Hải, Việt Nam Thịnh vượng, Quốc tế, Đông Nam Á, Sài Gòn - Hà Nội thực hiện các nội dung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tín dụng.

Cụ thể, khi xem xét cho vay các dự án lớn có hiệu quả, trường hợp nhu cầu vốn vay của khách hàng vượt các hạn chế tín dụng, các ngân hàng thương mại trên thực hiện việc xem xét, cấp tín dụng hợp vốn theo quy định tại Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15-12-2011 của NHNN quy định việc cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Trường hợp tổ chức tín dụng đầu mối cấp tín dụng hợp vốn chưa tập hợp đủ các tổ chức tín dụng thành viên tham gia hợp vốn (nếu có), tổ chức tín dụng đầu mối tổng hợp báo cáo NHNN để thông tin, khuyến nghị các tổ chức tín dụng khác tham gia hợp vốn.

Các ngân hàng thương mại trên chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo các quy định hiện hành; Thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21-2-2006 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.

Nếu tổ chức tín dụng có nhu cầu chào mua, bán các khoản nợ nhưng chưa tìm được bên bán nợ/bên mua nợ thì tổ chức tín dụng tổng hợp báo cáo NHNN để tổng hợp chung. Trong báo cáo cần nêu cụ thể giá trị khoản nợ, tình trạng khoản nợ (nội bảng, ngoại bảng), các quyền gắn liền với các đảm bảo cho khoản nợ…

Mặt khác, các tổ chức tín dụng nghiên cứu, báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xử lý nợ theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22-4-2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25-4-2007 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý, sửa đổi phù hợp.

Các ngân hàng thương mại trên tổng hợp báo cáo NHNN (Vụ Tín dụng) trước ngày 25-5-2012.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, UBND tỉnh vừa có Tờ trình số 2289/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xây dựng cơ bản ở Kbang

Kbang: Giải ngân vốn đầu tư công được 47,3%

(GLO)- Tính từ đầu năm đến nay, huyện Kbang đã thực hiện giải ngân hơn 100,2/212,6 tỷ đồng, đạt 47,3% trên tổng nguồn vốn đầu tư của năm 2024. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện còn một số khó khăn, vướng mắc.