Phát hiện lươn điện mạnh nhất thế giới ở Amazon

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qua nghiên cứu ADN, các nhà khoa học mới đây phát hiện hai loài lươn điện hoàn toàn mới trong lưu vực sông Amazon, trong đó một loài có khả năng giật điện mạnh kỷ lục.
Lươn điện sử dụng chiến thuật gây sốc để săn mồi, tự vệ và điều hướng. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications đưa ra giả thuyết rằng các loài lươn mới này tiến hóa từ một tổ tiên chung từ hàng triệu năm trước. 
Chúng là bằng chứng cho thấy sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc trong vùng nhiệt đới Amazon, nơi còn nhiều bí ẩn chưa được biết đến. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn hỏa hoạn và chặt phá rừng, theo Guardian.
 Loài lươn điện mới có tên Electrophorus voltai có thể phát ra luồng điện lên tới 860 volt. Ảnh: AFP.
Loài lươn điện mới có tên Electrophorus voltai có thể phát ra luồng điện lên tới 860 volt. Ảnh: AFP.
"Bất chấp tác động của con người đối với rừng Amazon trong 50 năm qua, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những loài cá khổng lồ như hai loài cá chình điện mới này", C David de Santana, nhà động vật học cộng tác với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, chia sẻ.
Nghiên cứu "chỉ ra rằng một số lượng lớn các loài động vật trong rừng nhiệt đới Amazon vẫn chưa được phát hiện. Trong số đó, nhiều loài có thể được dùng trong y học", ông de Santana nói.
Ông de Santana và nhóm nghiên cứu đã quyết định mở rộng khu vực tìm kiếm loài động vật mới. Họ phát hiện ra loài lươn điện có tên oài hai loài lươn điện Electrophorus voltai có thể phát ra luồng điện lên tới 860 volt, vượt xa kỷ lục 650 volt từng được ghi nhận. 
Điều này khiến Electrophorus voltai trở thành "máy phát điện sinh học mạnh nhất từng được biết đến". Các nhà khoa học cho rằng khả năng này nhằm thích ứng với môi trường sống ở cao nguyên, nơi độ dẫn điện trong nước giảm.
Hương Ly (zing)

Có thể bạn quan tâm