Ngắm nhìn cây cầu là chứng nhân lịch sử của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cầu Tràng Tiền (cầu Trường Tiền) được xem là biểu tượng của xứ Huế. Nó được ví von là chứng nhân lịch sử của cố đô Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Cầu Tràng Tiền dài 402,6 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m, khổ cầu 6 m. Cầu được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Ảnh: Thái Dũng.
Cầu Tràng Tiền dài 402,6 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m, khổ cầu 6 m. Cầu được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Ảnh: Thái Dũng.
 Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hội. Ảnh: Tran Liet Hung.
Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hội. Ảnh: Tran Liet Hung.
 Theo ghi chép lịch sử, cầu Trường Tiền được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Ảnh: BestPrice.
Theo ghi chép lịch sử, cầu Trường Tiền được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Ảnh: BestPrice.
Ban đầu, cầu không có lối dành cho người đi bộ. Mặt cầu được lát bằng ván lim. Ảnh: Lengoclong8513.
Ban đầu, cầu không có lối dành cho người đi bộ. Mặt cầu được lát bằng ván lim. Ảnh: Lengoclong8513.
Đến năm 1904, bốn nhịp cầu bị rơi xuống sông Hương do bão. Năm 1906, cầu Trường Tiền được tu sửa lại. Đến triều vua Bảo Đại, năm 1937, cầu được trùng tu, cải tạo lớn. Hành lang hai bên được mở rộng cho phép xe đạp và người đi bộ lưu thông. Ảnh: Ntt.
Đến năm 1904, bốn nhịp cầu bị rơi xuống sông Hương do bão. Năm 1906, cầu Trường Tiền được tu sửa lại. Đến triều vua Bảo Đại, năm 1937, cầu được trùng tu, cải tạo lớn. Hành lang hai bên được mở rộng cho phép xe đạp và người đi bộ lưu thông. Ảnh: Ntt.
 Năm 1946, cầu lại bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên. Cầu lại được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ vào năm 1953. Ảnh: Lưu Ly.
Năm 1946, cầu lại bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên. Cầu lại được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ vào năm 1953. Ảnh: Lưu Ly.
Trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, cầu Tràng Tiền lại bị sập và đổ xuống sông Hương. Ảnh: Lưu Ly.
Trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, cầu Tràng Tiền lại bị sập và đổ xuống sông Hương. Ảnh: Lưu Ly.
Sau đó, cầu Tràng Tiền lại được trùng tu trong giai đoạn năm 1991-1995. Ảnh: Lendang.
Sau đó, cầu Tràng Tiền lại được trùng tu trong giai đoạn năm 1991-1995. Ảnh: Lendang.
 Cầu Trưởng Tiền từ lúc được xây dựng cho đến nay đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cầu Thành Thái, cầu Clelesmenceau, cầu Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… Ảnh: Zidean.
Cầu Trưởng Tiền từ lúc được xây dựng cho đến nay đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cầu Thành Thái, cầu Clelesmenceau, cầu Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… Ảnh: Zidean.
Cầu Trường Tiền được xem là biểu tượng của xứ Huế. Ảnh: DC’s.
Cầu Trường Tiền được xem là biểu tượng của xứ Huế. Ảnh: DC’s.


Phượng Vũ tổng hợp (DNVN)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.