Lễ Hội đu tiên làng Gia Viên, Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ hội đu tiên là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc vẫn được bà con thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền gìn giữ.
 

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 4 Tết Âm Lịch, người dân thôn Gia Viên, xã Phong Hiền lại tề tựu về đình làng của thôn để thưởng thức và tham gia vui chơi lễ hội đu tiên truyền thống.
 

Để chuẩn bị cho lễ hội đu tiên truyền thống, ban tổ chức phải đi tìm những cây tre ngà lớn chắc chắn và có dáng cong, các giá đu, đòn đu và gióng đu được liên kết với nhau bằng các nuột thừng, tre, lạt mây... tạo độ nhún để người chơi đu có thể bay lên cao đồng thời đảm bảo an toàn cho cuộc thi đu.
 

Thông thường cây đu được trồng nơi đất rộng và quang đãng hoặc ở gần đình làng để đón mời khách tham gia lễ hội đu xuân.
 

Theo thông lệ, hội đu tiên truyền thống được bắt đầu bằng 3 hồi trống tiếp đó vị cao niên trong làng sẽ lên đu để đu khai hội.  
 

Trong lễ hội đu có nhiều hình thức để thi tài được khuyến khích, trong đó phổ biến vẫn là kiểu thức đu xa, đu cao và chính xác mới được coi là thắng cuộc.
 

Theo thời gian chơi đu dần đã phai nhạt, nhiều vùng quê ở Huế đã không còn tổ chức đu tiên như xưa nữa.

Nhưng riêng ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế, lễ đu truyền thống vẫn còn được lưu giữ ở thôn Gia Viên xã Phong Hiền và xã Điền Hoà huyện Phong Điền
 

Ở đây đu tiên là một trong những trò chơi truyền thống đầu xuân thu hút nhiều khách thập phương và người dân đến tham gia và cổ vũ.
 

Các vị cao niên trong làng tới dự lễ khai hội.
 

Hội đu tiên đã có hàng trăm năm.
 

Lễ hội  đu tiên năm nào cũng được tổ chức nhằm giữ nét đẹp truyền thống của quê hương, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội còn giúp siết chặt thêm tình đoàn kết của nhân dân quê hương là nơi gắn bó để mọi người có thể tụ họp tại quê hương mỗi dịp Xuân về.
 

Lễ hội  đu tiên truyền thống là dịp để mọi người tụ hội, gặp gỡ chúc phúc cùng nhau vui vẻ đồng thời biểu thị tính cộng đồng
 

Lễ hội cũng là dịp để các thanh niên trai tráng của các địa phương thể hiện sự dẻo bền bỉ của sức trẻ sự khéo léo của các động tác tạo không khí phấn khởi trong những ngày đầu Xuân mới.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Du xuân trên biên giới

Du xuân trên biên giới

(GLO)- Ia Grai là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương của Anh hùng Rơ Châm Ớt và Anh hùng A Sanh. Và giờ đây, Ia Grai lại được biết đến với những danh thắng kỳ thú được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất biên giới này.
Đi chợ tết Lao Chải

Đi chợ tết Lao Chải

Lao Chải ở bên này cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang, nơi nổi tiếng với núi non cao chất ngất, uy nghi, huyền bí; nơi phía nào cũng đối mặt với non xanh mây trắng. Còn ở phía bên kia cao nguyên đá, những cây ngô vừa bật mầm, những cây rơm lùn vàng sậm đẹp như tranh.
Sôi nổi lễ hội đua thuyền ở Cửa Tùng

Sôi nổi lễ hội đua thuyền ở Cửa Tùng

(GLO)- Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đua thuyền truyền thống của ngư dân Cửa Tùng lại diễn ra tạo khí thế hào hứng, sôi nổi dịp đầu Xuân. Lễ hội đua thuyền truyền thống là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) với mong muốn một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Trẩy hội đường hoa…

Trẩy hội đường hoa…

(GLO)- Tết này, Pleiku thốt nhiên chuyển mình trở lạnh trong cái nắng vàng tươi rực rỡ. Trời thốt nhiên trong hơn, gió thốt nhiên dịu dàng, thơm màu no ấm. Vào mỗi sáng sớm hay khi muộn chiều, chút se lạnh đến nao lòng ùa về-cái lạnh đủ để cho mỗi chúng ta hòa mình vào phố trong hơi ấm tình thân. Trong khoảnh khắc diệu kỳ ấy, khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết bỗng trở nên khoáng đạt hơn, rộng dài hơn, tươi mới hơn trong ăm ắp nói cười, trong rực rỡ sắc hoa. Là bởi, nơi này đã và đang trở thành một trong những điểm du Xuân không thể thiếu của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây, năm nào khu vực Quảng trường cũng được dành riêng cho việc tổ chức đường hoa.