Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài 3: Sống xanh để luyện não

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ẩn mình khỏi thế giới ảo để tìm lại cuộc sống cân bằng hay đầu tư thời gian để huấn luyện bộ não trở nên thông tuệ hơn… là cách của số ít người trẻ đang cách ly mạng xã hội.

Mỗi ngày làm việc từ 10 đến 12 tiếng, Nguyễn Đình Nam (29 tuổi, sống ở Đà Nẵng) đã dùng 7 tiếng cho mạng xã hội với trạng thái “đang hoạt động” trên các nền tảng. Có những ngày Nam thức đến 4h sáng mới tạm “offline”. Theo Nam, việc phủ sóng, theo dõi tin tức mạng xã hội 24/7 phần vì công việc của người làm về truyền thông xã hội, nhưng cũng là sự ám ảnh.

“Nhiều hình ảnh và video thu hút khiến mình quên đi giờ giấc sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ. Vả lại, rất nhiều tin tức hoặc các bình luận của cộng đồng thường theo hướng tiêu cực, phán xét nên đọc dễ bị bức xúc, khó chịu… dù đó không phải vấn đề của mình và ảnh hưởng tới mình”, anh nói.

Cân bằng thân tâm trí

Thói quen kéo dài, cơ thể không thích ứng được bản chất công việc, sức khỏe anh ngày càng đi xuống. Từ những lần xuất hiện triệu chứng ho có đờm, ho ra máu, dần dần dẫn đến khó thở.

Do chủ quan, Nam nghĩ đó là căn bệnh thông thường nên đã không đi khám. Khoảng 5 tháng sau (10/2023), anh phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư phổi và có dấu hiệu chuyển biến nặng. “Tinh thần lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, căng não để làm việc với đối tác cho chuẩn, cho đúng. Đôi lúc sống “buông thả” sức khỏe, đôi khi “tự trôi” trên mạng xã hội, thường xuyên thức trắng đêm dẫn đến cơ thể suy nhược’’, anh Nam nói.

Nguyễn Tuấn Đạt (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) trình bày nghiên cứu về sóng não
Nguyễn Tuấn Đạt (sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) trình bày nghiên cứu về sóng não

Mang trong mình căn bệnh quái ác, Nam bắt đầu dành một khoảng lặng để tìm lại sự cân bằng từ tâm thân trí. Anh bắt đầu hành trình chữa bệnh từ điều nhỏ nhất, đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, ngắt kết nối với mạng xã hội. Cùng với thời gian điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Nam duy trì lối sống xanh, lành mạnh, áp dụng phương pháp bấm huyệt, thiền định, tập yoga, tắm nắng… Ngoài ra, kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh.

Anh Nguyễn Đình Nam (29 tuổi, ở Đà Nẵng) theo đuổi lối sống xanh
Anh Nguyễn Đình Nam (29 tuổi, ở Đà Nẵng) theo đuổi lối sống xanh

Sau khi không dùng mạng xã hội, Nam tập trung lắng nghe các âm thanh cuộc sống như tiếng chim, tiếng gió khiến mọi thứ thật nhẹ nhàng. Anh cũng tham gia các nhóm về lối sống xanh, tìm đọc những cuốn sách về dinh dưỡng.

“Thời gian đầu, cơ thể có những phản ứng lại như đói, mệt mỏi nhưng mình thích ứng dần và học cách trò chuyện với cơ thể của chính mình. Khi thực hiện việc sống xanh, lành mạnh cơ thể mình đào thải tốt các độc tố dư thừa tích tụ. Cơ thể khỏe mạnh hơn, mình thích hoạt động hơn”, Nam nói.

Sống sâu

Là sinh viên năm 3, ngành Công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Tuấn Đạt cho biết, bản thân không dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội, chỉ khoảng 1 - 2 tiếng/ngày cho việc học hỏi, cập nhật tin tức. Đạt dành thời gian cho nghiên cứu, đọc sách và hoạt động ngoại khóa, như làm chủ nhiệm CLB Sáng tạo công nghệ EGG.

“Em nghĩ bản thân em hơi đặc biệt một chút, nghiên cứu khoa học cũng là cách để mình thư giãn, hưởng thụ cuộc sống. Thay vì la cà trên mạng xã hội, em chăm chút cho sở thích của bản thân, đó là nghiên cứu khoa học. Càng nghiên cứu, em thấy bản thân mình có khả năng suy nghĩ sâu hơn, khả năng đọc tốt hơn và hiểu biết nhiều hơn”, Đạt chia sẻ.

Bắt đầu từ những năm cấp 3, Đạt đã nghiên cứu về sóng não, tham gia cuộc thi về khoa học kỹ thuật. Lên đại học, nam sinh tiếp tục con đường nghiên cứu về sóng não còn dang dở. Đó là dùng điện cực đặt lên vùng da đầu và đo dao động điện khi não hoạt động. Ở mỗi hoạt động, cảm xúc khác nhau, sóng não sẽ cho ra tín hiệu khác nhau, từ đó, sẽ biết được cảm xúc, độ tập trung, độ tỉnh táo của người dùng.

“Nghiên cứu đã cho thấy, đối với các bạn dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là các nội dung ngắn thì khả năng tập trung sẽ giảm, khó tập trung vào một vấn đề. Đổi lại, các bạn ít sử dụng mạng xã hội thì khả năng tập trung cao hơn, ít khi bị phân tâm”, Đạt nói.

TS. Lê Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nhìn nhận, sống xanh là một lối sống bền vững giúp giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Lối sống này hướng đến đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt tài nguyên của các thế hệ tiếp theo, cụ thể như ăn uống xanh; tái sử dụng và tái chế trồng cây xanh xung quanh không gian sống; tìm hiểu về các biện pháp sống xanh hoặc thời trang bền vững… Sống xanh cũng dẫn con người đến với lối sống chánh niệm và tương tác tích cực với mọi vấn đề của cuộc sống hiện đại.

Mạng xã hội, đặc biệt là các nội dung ngắn, được lập trình để đề xuất những thứ mà người dùng hứng thú dựa trên thao tác của họ. Điều đó làm tăng tính cá nhân hóa nhưng cũng khiến người dùng có thể bị nghiện, khi mà những nội dung ngắn quá cuốn hút, khiến lượng dopamine tăng cao và được duy trì lặp đi lặp lại - giống như cách mà thói quen hình thành.

Dopamine là hormone phần thưởng, cũng là động lực để não bộ làm việc, thứ mà não bộ nhận được khi hoàn thành xong một công việc nào đó. Nếu lượng dopamine được sinh ra nhiều và lặp đi lặp lại nhiều lần, não bộ sẽ trở nên chai lì, không còn tiết ra đủ dopamine đủ để duy trì những tác vụ yêu cầu tập trung sâu, dễ dàng khiến mất tập trung và luôn có mong muốn được lướt tiếp mạng xã hội.

Đạt cho rằng, mỗi sớm thức dậy, nếu cầm ngay điện thoại và lướt mạng xã hội, dopamine sẽ sinh ra ào ạt, khiến vui vẻ nhất thời nhưng rồi sẽ khiến chúng ta ì ạch, trì hoãn trong cả ngày dài.

Những công việc phải làm sẽ trở nên khó khăn hơn, chúng ta thiếu động lực hơn, không còn giữ được vui vẻ sau khi đọc chục trang sách, có xu hướng mắc tật trì hoãn, nỗ lực ảo, đa nhiệm nhiều hơn trong khi các nhiệm vụ đều không được hoàn thành trọn vẹn.

Với trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển nhưng được phụ huynh cho sử dụng nội dung ngắn quá sớm có thể khiến cho đứa trẻ mất khả năng tập trung, mắc bệnh tăng động, ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy và tương lai sau này.

Theo Đạt, khi càng nghiên cứu về sóng não, nghiên cứu sâu hơn về cách hoạt động của não bộ và biểu hiện thông qua sóng não sẽ hiểu được lý do vì sao mạng xã hội lại cuốn hút người dùng cùng những tác hại của nó. Điều đó giúp Đạt tránh được việc tiếp nhận quá nhiều nội dung ngắn, giúp bản thân giữ được sự tập trung trong kỷ nguyên ngập tràn thông tin như hiện nay.

Theo Châu Linh - Hoàng Ngọc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Hà Trúc Linh - tân Hoa hậu Việt Nam 2024 - gây ấn tượng không chỉ bởi vẻ đẹp thanh lịch mà còn bởi hành trình học vấn nổi bật. Là sinh viên ngành Marketing tại Đại học Tài chính - Marketing TPHCM, Trúc Linh sở hữu bảng thành tích học tập và hoạt động Đoàn - Hội dày dạn.

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

Gen Z lan tỏa lối sống tích cực

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giới trẻ đã thể hiện sự năng động, sáng tạo qua các nền tảng như Vlog, TikTok, podcast... Không chỉ là trào lưu mạng xã hội, xu hướng này phản ánh cách giới trẻ tiếp cận công nghệ, thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng.

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Người trẻ đột phá công nghệ, vươn mình vào kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên đột phá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại. Nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh của mình, người trẻ đã tiên phong đột phá công nghệ để cùng đất nước vươn mình, phát triển.

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Pleiku: Sôi nổi Talkshow “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(GLO)- Ngày 31-5, tại Trường Liên cấp Sao Việt (TP. Pleiku), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Talkshow với chủ đề “Cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025.

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

Dấu ấn trí thức trẻ tình nguyện

(GLO)- Từ bỏ cơ hội có thu nhập cao và việc làm ổn định ở các thành phố lớn, nhiều trí thức trẻ đã tình nguyện đăng ký đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đơn vị cũng như ở địa phương nơi công tác.