Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài 2: Ảo tưởng 'biết tuốt'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn thua nhau qua phần bình luận để bảo vệ quan điểm của bản thân; phản bác một cách gián tiếp qua màn hình điện thoại dễ dàng hơn vì không phải đối mặt trực tiếp… là hiện trạng của một số bạn trẻ khi quá “la cà” trên mạng xã hội.

Họ dần mất kiên nhẫn khi tiếp thu thông tin chuyên sâu, giảm thói quen đọc sách.

Nghiện mạng xã hội làm giảm khả năng tập trung, dễ tạo nên ảo giác về kiến thức
Nghiện mạng xã hội làm giảm khả năng tập trung, dễ tạo nên ảo giác về kiến thức

Dễ sa đà vào cuộc tranh luận vô bổ

Nguyễn Thị Ngân Hà (21 tuổi, ở Hà Nội), từng muốn xóa bỏ TikTok nhưng không thành, bởi tâm lý, lên TikTok sẽ tiếp nhận thông tin nhanh, hấp dẫn hơn việc đi đọc báo mạng.

Theo Hà, các kênh, tài khoản trên TikTok luôn cố gắng tạo thông tin sốt dẻo, thậm chí dàn dựng “mồi” những lời bình luận thiếu chuẩn mực để dễ gây ức chế tinh thần, kích thích sự phản biện, tranh luận với nhau. Khi càng tranh luận sôi nổi, nội dung của chủ sở hữu sẽ càng hiện lên xu hướng và đạt tương tác cao hơn.

“Việc hơn thua nhau qua phần bình luận để bảo vệ quan điểm của bản thân, phản bác một cách gián tiếp qua màn hình điện thoại dễ khiến em bị hấp dẫn vì bản thân không phải đối mặt trực tiếp. Em nghĩ rằng không phải cá nhân em mà nhiều bạn trẻ cũng cảm thấy rất tự tin và ‘sung sức’, thoả mãn khi thể hiện những điều mình biết, đưa ra các góp ý trước các nội dung quan tâm”, Hà chia sẻ.

Dùng TikTok vài tiếng trong ngày, Hà nhận thấy một số nội dung khiến bạn trẻ “sa đà” như hướng dẫn ăn mì, hướng dẫn uống nước lọc... Dù không mang tính tri thức cao nhưng lại được rất nhiều bạn trẻ theo dõi, bình luận. “Khi áp lực mệt mỏi, xem video như vậy khiến bản thân rất tò mò, rồi vào trang xem họ còn đăng thông tin gì nữa không. Việc đó cũng tốn rất nhiều thời gian”, Hà nói.

Mặt khác, Hà thấy TikTok có các kênh, trang tin tức tóm tắt rất ngắn gọn thông tin, ghim thông tin dưới phần bình luận nên dễ dàng nắm bắt có sự việc gì đang diễn ra. Tuy nhiên, nữ sinh vẫn luôn hoài nghi về tính xác thực của thông tin đó, không biết có chuẩn xác hay không? Và những thông tin như vậy được lan truyền nhanh, nhiều tới mọi người, tiềm ẩn rủi ro khi chưa được xác minh một cách cụ thể.

“Đôi khi đó là một sự việc rất nhỏ nhưng được các trang thông tin giật tít câu view rất dễ gây hiểu lầm. Người trẻ sẽ tranh luận về vấn đề đó một cách sôi nổi, kịch liệt. Những thông tin được thổi phồng dẫn tới sự tranh luận sẽ giúp cho các trang thông tin nhanh, nóng có thêm lượt tương tác, tăng tính đề xuất và khả năng kiếm tiền cao hơn”, Hà chia sẻ.

Hà nhận thấy những thông tin nhanh được đề xuất nhiều đến với mình hơn. Cùng một sự việc nhưng mỗi kênh thông tin sẽ giật tít theo kiểu khác nhau. “Em cảm thấy khá phiền khi bản thân sử dụng TikTok để giải trí nhưng lại bị ức chế bởi các thông tin được đăng tải lại nhiều lần. Tiếp thu thông tin nhanh, nhiều khiến em dần mất đi thói quen đọc sách, các trang báo mạng lành mạnh, thôngbáo mạng tin chuẩn xác”, Hà cho hay.

Bạn Hoàng Anh Quân - sinh viên khoa Sư phạm âm nhạc, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cảm nhận, TikTok hay Facebook ngày nay như một Google bản nhanh gọn và nhiều thông tin hơn. “Bản thân em là một người thường theo dõi các cuộc thi sắc đẹp và trong cộng đồng fan hâm mộ, em chỉ tin 10% vì có rất nhiều người sẵn sàng đưa ra các thông tin bịa đặt”, Quân cho hay.

Điều khiến nam sinh bức xúc là ở đằng sau những cái mác nick ảo khi bình luận. Nam sinh nhận thấy, họ có thể dễ dàng buông ra những lời nói mà không bao giờ dám nói ở ngoài đời, thể hiện như một “người biết tuốt”. “Vì vậy, khi nghe được những lời đó, và bản thân lại bị kích thích nên rất nhiều lần em bị sa vào cuộc “combat trên mạng” (chửi nhau trên mạng-PV), không kiểm soát được, buông ra những lời hơi thô tục”, Quân chia sẻ.

Tốn nhiều năng lượng để hơn thua trên mạng xã hội, cùng với thói quen vô thức la cà trên mạng xã hội, sự kiên nhẫn của Quân bị giảm sút đáng kể. “Em không thể kiên trì xem một nội dung dài khoảng hơn 10 phút nữa. Em dễ bị rơi vào trạng thái không thể ngồi im trong một khoảng thời gian dài”, Quân cho hay.

Ngoài ra, Quân còn thấy bản thân khó bình tĩnh để giải quyết các vấn đề cá nhân và có nhu cầu thể hiện bản thân ngày càng cao, dễ dàng hơn.

Nghiện mạng xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ não, dẫn đến dễ mắc các bệnh về tâm lý, giảm khả năng đọc sách, tìm hiểu tài liệu, phát triển theo chiều sâu, mất đi khả năng sáng tạo vốn có của mỗi người. Thói quen chuyển đổi nhanh giữa các nội dung cũng làm giảm sự tập trung, hạn chế khả năng phân tích sâu sắc, dễ tạo nên ảo giác về kiến thức, khiến ta nghĩ mình đã hiểu rõ trong khi thực tế chỉ là sự hiểu biết hời hợt ”.

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ảo giác về sự hiểu biết của mình

Chia sẻ với PV báo Tiền Phong, TS. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung - Giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) cho rằng, sự vô tư quá mức quá trình tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội là kết quả của sự kết hợp giữa việc chưa phát triển đầy đủ khả năng nhận thức (vỏ não trước trán, khu vực của não chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch, đưa ra quyết định, và kiểm soát xung động, vẫn đang trong quá trình phát triển). Cùng đó là việc thiếu kinh nghiệm xã hội, thiếu kinh nghiệm trong các tình huống xã hội phức tạp, chưa hiểu rõ được ngữ cảnh hoặc cảm xúc của người khác khi phát ngôn, dẫn đến việc thể hiện những quan điểm hoặc cảm xúc một cách quá trực diện, không tinh tế.

Ngoài ra, ảnh hưởng từ văn hóa mạng xã hội (thường khuyến khích sự bộc phát tức thì và tính tự phát ngôn) đã thúc đẩy người dùng chia sẻ - hấp thụ thông tin mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Sự hiện diện của những nội dung gây sốc hoặc hài hước, cùng với sự chấp nhận của bạn bè trực tuyến, có thể khiến một bộ phận người trẻ cảm thấy việc phát ngôn không chuẩn mực là bình thường hoặc thậm chí đáng khuyến khích.

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận định, mạng xã hội tối ưu hóa cho nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, thu hút người dùng trong thời gian ngắn, khiến chúng ta tiêu thụ thông tin nhanh chóng nhưng hiếm khi đi sâu vào chi tiết hay phân tích cặn kẽ.

Sự đa dạng về chủ đề nhưng thiếu chiều sâu này khiến người dùng biết về nhiều lĩnh vực nhưng không thực sự nắm rõ kiến thức chuyên sâu hay có khả năng phân tích từ nhiều góc độ.

Khi một thế hệ đang trên đà phát triển về mặt nhận thức, nếu dễ hấp thụ những thông tin nông sẽ dễ bị cuốn theo xu hướng nghiện mạng xã hội. Việc quá trông vào mạng xã hội có thể khiến cho họ quên đi mục tiêu thực sự trong cuộc sống hay tập trung vào việc học hỏi các kiến thức, kỹ năng cho công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc xây dựng một xã hội giàu bản sắc văn hoá.

Bên cạnh đó, thuật toán của mạng xã hội thường gợi ý các nội dung hấp dẫn hoặc phù hợp với sở thích cá nhân, khiến chúng ta dễ bị cuốn vào các chủ đề mang tính xu hướng và giải trí, thay vì tìm hiểu thông tin chất lượng có giá trị học thuật.

Theo CHÂU LINH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.

Em Nguyễn Lê Gia Huy (bìa phải, học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) cùng bạn học tập, làm việc nhóm tại một quán cà phê. Ảnh: H.B

Xu hướng kinh doanh “cafe work”

(GLO)- Bám sát xu hướng làm việc, học tập của khách hàng, nhiều quán cà phê tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tiếp cận mô hình kinh doanh “cafe work”, tích hợp giữa yếu tố tiện ích dịch vụ và không gian phù hợp với nhu cầu, nhịp sống hiện đại.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.