Khẩu trang tồn kho, Bộ Công Thương đề xuất tháo gỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất khẩu trang vải của ngành dệt may lên tới 11 triệu chiếc/ngày và đang tồn kho lên tới 20 triệu chiếc. Cùng với đó, năng lực sản xuất khẩu trang y tế là hàng chục triệu chiếc/ngày nhưng việc xuất khẩu gặp khó khăn.
 
Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện năng lực sản xuất khẩu trang vải lên tới 11 triệu chiếc/ngày, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch cũng như viện trợ nhiều nước. Tuy nhiên, năng lực tiêu thụ khẩu trang vải thấp, nên việc tiêu thụ khó khăn khi tổng lượng tồn kho từ số liệu của 20 doanh nghiệp lên tới 20 triệu chiếc.
Đối với khẩu trang y tế, ông Hoài cho biết năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cũng được tăng lên tới hàng chục triệu chiếc/ngày. Tuy nhiên, vướng mắc trong hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch của ngành y tế đã gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu. Trong 60 triệu chiếc khẩu trang y tế cần dự trữ cho phòng dịch mới mua được 46 triệu chiếc.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh: “Chính phủ đã ra kết luận về việc cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế. Hiện nay, năng lực sản xuất lớn nhưng chỉ vì ngành y tế chưa mua đủ 14 triệu chiếc mà gây khó khăn chung".
Do đó ngành y tế cần đẩy nhanh việc mua đủ lượng khẩu trang y tế dự trữ còn thiếu thông qua cơ chế đấu thầu, sau đó cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn.
Trên thực tế, sau khi Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, Bộ Y tế đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về việc xuất khẩu mặt hàng này trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19.
Trong văn bản gửi Bộ Y tế mới đây về phương án sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương nêu rõ: Dự thảo Tờ trình đề xuất cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc có văn bản thỏa thuận hỗ trợ cho sơ sở y tế trong nước tối thiểu 20% số lượng dự kiến xuất khẩu, quy định này trên thực tế khó triển khai. Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký được hợp đồng bán khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước trong thời gian ngắn, chưa kể trường hợp cơ sở y tế không có nhu cầu mua hoặc chỉ có thể mua được số lượng rất nhỏ.
Bên cạnh đó, việc tiến hành đấu thầu hoặc thương lượng để đi đến ký hợp đồng cũng không thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Do vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng đã ký với cơ sở y tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.
Trong trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ (được hiểu là cung cấp miễn phí) khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước mới được xuất khẩu, tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ 20% có thể là quá cao.
Để tận dụng thời cơ xuất khẩu khẩu trang y tế, đồng thời đảm bảo có thể huy động khẩu trang y tế bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, Bộ Công Thương đề nghị cơ chế quản lý xuất khẩu khẩu trang y tế đó là duy trì chế độ cấp phép.
Doanh nghiệp được cấp phép được xuất khẩu không hạn chế, nhưng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải cam kết sẵn sàng cung cấp số lượng tối thiểu 10% năng lực sản xuất đã kê khai với Bộ Y tế cho nhu cầu sử dụng trong nước trong trường hợp được huy động.
Với những doanh nghiệp xuất trình được tài liệu chứng minh đã tham gia bán hoặc hỗ trợ khẩu trang cho Bộ Y tế, cơ sở y tế tối thiểu 10% năng lực sản xuất thì được miễn yêu cầu cam kết nói trên.
Khi yêu cầu chống dịch trong nước tăng cao, Bộ Y tế có quyền hạn chế số lượng cấp phép hoặc dừng cấp phép. Giao Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép khi nhu cầu dự trữ đã được đáp ứng hoặc lập lại chế độ cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế khi có nhu cầu.
Bộ Công Thương cũng đề nghị giao Bộ Tài chính nhiệm vụ cung cấp thường xuyên cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 số liệu về xuất khẩu khẩu trang (bao gồm cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải) để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu kịp thời.
Theo dự thảo Tờ trình của Bộ Y tế, năng lực sản xuất của 47 doanh nghiệp có thể lên đến 25,5 triệu chiếc khẩu trang/ngày nếu đủ nguyên liệu sản xuất. Bộ này thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao mua dự trữ 60 triệu chiếc khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhưng đến nay mới ký hợp đồng mua 46 triệu chiếc (trong đó 23 triệu chiếc có thể cung cấp trong tháng 4/2020 và 12 triệu chiếc sẽ được cung cấp trong tháng 5/2020). Hiện còn 14 triệu chiếc chưa mua được theo kế hoạch được giao.
Trung Hiếu (Báo Tin tức)

Có thể bạn quan tâm

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.