Giới trẻ trì hoãn lập gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
1. Tôi có một anh đồng nghiệp, cũng là sếp trực tiếp của tôi, tôi hay gọi là 'anh sếp'. Anh sếp tôi thuộc lứa cuối 8x, đầu 9x. Anh có những đặc tính của thế hệ 8x như khá hòa đồng và có phong cách làm việc chỉn chu, yêu cầu cao trong công việc như các lãnh đạo 8x; nhưng anh cũng có tính cách vui vẻ, hoạt bát và teen như thế hệ 9x. Cách nói chuyện của anh pha lẫn 8x và 9x nên khá thú vị.

Anh sếp tôi mới 35 tuổi, chưa phải “già” nhưng cũng chẳng phải còn “trẻ”. Ngoài chiều cao đạt chuẩn Việt Nam “trên 1m70” cùng vẻ ngoài khá điển trai, anh còn có gu trong ăn mặc, khiếu nói chuyện hài hước, gia đình nề nếp khá giả, khiến anh thuộc hàng “con gái vây quanh”, nhưng đến giờ anh vẫn “ế”.

Tôi hỏi anh sếp tôi: “Sao giờ anh vẫn chưa lấy vợ?”. Anh nói: “Không cô nào chịu anh, sao anh cưới”. Tôi thắc mắc: “Cỡ anh thì thiếu gì cô chịu, em thấy rất nhiều chị muốn làm bạn gái anh mà”. Anh cười: “Nhưng không hợp em ạ”. Tôi hỏi tiếp: “Vậy thế nào là hợp?”. Anh chậm rãi: “Tính cách và suy nghĩ phải hợp”.

Có nhiều lần, thấy mấy bé con của các anh chị đồng nghiệp mang vào công ty chơi, anh sếp tôi nhìn chúng trìu mến và quay qua tôi thì thầm: “Mấy đứa nhỏ dễ thương quá!”. Tôi hớn hở: “Sếp em muốn có vợ, có con rồi kìa”. Anh giả lả: “Có ai chịu anh đâu mà cưới, em giới thiệu cho anh một người đi”.

Nhưng qua cách nói chuyện, tôi hiểu rằng anh sếp của tôi chưa thích bị ràng buộc, chưa thích cưới vợ, vẫn thích được tự do làm những gì mình muốn mà không bị can thiệp. Anh nói, anh thích được đi giao du với bạn bè, du lịch khắp Việt Nam, khám phá những miền hoang sơ, hay hành trình xuyên những khu rừng còn rậm rạp ở Việt Nam. Anh thích trải nghiệm những phong tục tập quán vùng miền, những món ăn mới lạ, những cảnh vật đặc trưng. Nếu lấy vợ, anh không có nhiều thời gian cho những việc đó.

2. Giới trẻ bây giờ khác xa thế hệ trước, nhiều người không còn đặt nặng vấn đề yêu là phải cưới, yêu là phải xác định lâu dài và càng ngại việc lập gia đình sinh con. Khi Việt Nam dần hội nhập với thế giới về kinh tế cũng như tăng cường giao lưu văn hóa, những tư tưởng, suy nghĩ về vấn đề gia đình, con cái của các quốc gia khác cũng ảnh hưởng phần nào đến không ít người trẻ trong nước.

Việc ngại sinh con, ngại phải lo cho những vấn đề phát sinh khi có gia đình, khiến một bộ phận giới trẻ có cái nhìn khác về khái niệm “gia đình”. Không ít bạn trẻ công khai tuyên bố trên các trang mạng xã hội: “gia đình khiến ta mất tự do, không còn thời gian cho bản thân”.

Có bạn lại cho rằng, khi có gia đình sẽ bị vợ/ chồng kiểm soát, ngăn cấm đủ thứ, khiến không còn được tự do làm những thứ mình thích, phải chịu cực, chịu khổ đủ thứ, đấy là chưa kể thời gian đầu còn mặn nồng thì không sao, sau khi phải tất bật với cơm áo gạo tiền con cái thì cuộc sống màu hồng sẽ trở nên ảm đạm u ám.

Thế hệ khác nhau, quan niệm khác nhau. Thế hệ ông bà ta thường đặt chữ hy sinh lên hàng đầu. Chồng hy sinh kiếm sống, vợ hy sinh chăm lo gia đình… Nhưng nay thì khác hoàn toàn, bởi cuộc sống tất bật, cả vợ và chồng đều phải đi làm kiếm tiền, con cái cũng cần cả hai chăm sóc, rồi còn đủ thứ phải lo cũng khiến nhiều bạn trẻ e ngại việc lập gia đình.

Ngoài ra, người trẻ hiện nay có nhiều cơ hội, nhiều mối quan tâm khác nhau như sự nghiệp, ước mơ, hoài bão, trải nghiệm, du lịch... làm bớt đi nhu cầu kết hôn, hay dành thời gian cho mối quan hệ ràng buộc như cuộc sống gia đình. Như anh sếp của tôi, ngoài thời gian cho công việc, những ngày rảnh là anh lại có kế hoạch đi chơi với bạn bè, đi trải nghiệm, đi khám phá… Do đó, việc “kết hôn” rơi xuống nơi thấp trong bảng ưu tiên của anh.

Bố mẹ anh cũng thôi thúc giục chuyện lập gia đình, bởi họ nhìn thấy “con ngựa bất kham” ở con trai mình khó có ai thuần phục được. Họ cũng chỉ mong chờ vào một ngày đẹp trời nào đó, anh chán chạy nhảy và mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ”, nhận ra đã đến lúc phải lập gia đình.

Hiện nay, tỷ lệ đổ vỡ hôn nhân khá cao, có những cặp mới kết hôn được 1-2 tháng là chia tay, có những gia đình cũng ráng gượng được 5-10 năm rồi đường ai nấy đi; hay việc sống thử trước hôn nhân cũng khiến cho cuộc sống gia đình không còn thú vị. Đổ vỡ hôn nhân sẽ là một vết sẹo và hệ lụy từ những câu chuyện đó khiến không ít người trẻ cảm thấy mất niềm tin vào hạnh phúc gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ ngày càng trì hoãn việc lập gia đình hoặc không muốn lập gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.