Dịch bệnh truyền nhiễm trên người vẫn diễn ra căng thẳng và phức tạp. Trong đó dịch sốt xuất huyết, tay- chân- miệng ghi nhận số ca mắc bệnh rất lớn, cùng với đó là nguy cơ dịch bệnh đường ruột do vi khuẩn E.coli…
Theo Cục Y tế dự phòng, tình hình dịch bệnh trên người hiện vẫn diễn ra rất phức tạp trên phạm vi cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, dù số ca mắc sốt xuất huyết giảm hơn 6% so với năm ngoái, nhưng cả nước vẫn có trên 15.000 người mắc, với 11 trường hợp tử vong.
Đáng chú ý, dịch sốt xuất huyết không chỉ có số người mắc bệnh cao ở khu vực phía Nam mà ngay cả miền Bắc dịch cũng đã có dấu hiệu đáng lo ngại. Thông thường ở phía Bắc, sốt xuất huyết thường bùng phát vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 11, nhưng năm nay, ngay từ những tháng đầu năm, nhiều tỉnh Bắc đã ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó riêng Hà Nội số người mắc sốt xuất huyết đã tăng trên 12%.
Không chỉ có vậy, tại khu vực phía Nam, dịch bệnh tay- chân- miệng cũng đang gia tăng mạnh mẽ số người mắc và tử vong, với những phát hiện mới về sự thay đổi độc lực của virus. Thống kê của Bộ Y tế, tính đến tháng 6-2011, cả nước đã ghi nhận được hơn 6.100 ca mắc tay- chân- miệng tại 30 địa phương, trong đó có 19 trường hợp tử vong (gồm 17 ca ở các tỉnh phía Nam và 2 ca ở Quảng Ngãi). Đáng ngại hơn, chỉ trong vòng một tuần qua, đã có thêm gần 1.000 trường hợp mắc tay- chân- miệng được ghi nhận tại 25 địa phương. Trong đó qua điều tra dịch tễ, khu vực phía Nam vẫn chiếm tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất, lên tới trên 96%.
Trong khi đó, liên quan tới chủng vi khuẩn E.coli mới được phát hiện gây dịch nhiễm trùng đường ruột trên người tại nhiều nước châu Âu, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, hiện nay, chủng vi khuẩn E.coli mới ở châu Âu chưa phát hiện ở Việt Nam, nhưng không loại trừ nguy cơ vi khuẩn nguy hiểm này có thể xâm nhập vào nước ta, hay biến đổi nguy hiểm hơn. Hơn nữa, hiện nay, tại Việt Nam, vi khuẩn E.coli vẫn đang tồn tại và lưu hành ở khắp nơi, trong nhiều nguồn nước thải, nước ao hồ, sông suối, đất và nhiều loại thực phẩm, rau xanh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chính thức khuyến cáo về chủng vi khuẩn E.coli mới đang gây ra hàng loạt ca tử vong ở Châu Âu do nhiễm khuẩn đường ruột. Đến nay, chủng vi khuẩn E.coli mới này đã khiến cho 22 người ở châu Âu tử vong và hàng ngàn trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện.
(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Khi tiến hành phân tích gene virus cúm ở người, cũng như ở gia cầm cho thấy, virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao.
Gần tròn 10 năm sau thử nghiệm thí điểm đầu tiên tại tỉnh miền Trung Cuba Sancti Spíritus vào tháng 6-2007, tới nay, thuốc đặc trị Heberprot-P đã giúp 65.000 bệnh nhân tiểu đường không bị rơi vào hiểm cảnh hoại tử và cắt bỏ tứ chi.
Ngày 10-5, theo thông tin của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm A (H7N9) đang có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc, đặc biệt trong đó hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam đã ghi nhận trường hợp bệnh.
Ngày 10-5, ông Nguyễn Ngọc Phú-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Ea Súp (Đak Lak) cho biết đang tiếp tục tiêu hủy số vịt bị nhiễm cúm H5N1 trên địa bàn.
Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Hôm qua 3-5, Bác sĩ Nguyễn Viết Đồng-Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho một sản phụ có 2 tử cung hiếm gặp.
Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã gắp một con đỉa sống dài hơn 5 cm ký sinh nhiều ngày trong thanh, khí quản của bệnh nhi 13 tuổi.
(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
Bộ Y tế vừa đạt được thỏa thuận với Công ty Dược phẩm Gilead Sciences (Mỹ) để mua biệt dược điều trị viêm gan C với giá chỉ bằng chỉ bằng 1% giá thuốc phát minh đang bán cho thị trường Mỹ.
Theo Bộ Y tế, mức giá tối đa của các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tại Thông tư số 02/2017/TT-BYT sẽ không áp dụng đồng loạt từ 1/6 tới đối với tất cả các bệnh viện (BV).
(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
(GLO)- Ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc BHXH Gia Lai cho biết: Từ ngày 1-7-2017, việc điều chỉnh lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng sẽ làm tăng thêm khoảng 7,3% mức phí tham gia BHYT hộ gia đình.
(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.