Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ… mo cau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Nhìn mo cau rụng đầy vườn nảy sinh ý tưởng khởi nghiệp

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cau sau nhà rộng 7.000 m2, trồng hơn 10.000 cây, chị An cho biết năm 2018, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế tại TP.HCM, chị về quê trồng cau bán trái. Nhiều lần mo cau rụng, phải dọn dẹp rất tốn công. Bỏ hoài thấy tiếc, chị thử tìm tòi làm ra quạt, chén, dĩa để nhà sử dụng. Thấy sản phẩm có độ bền, lại thân thiện với môi trường, năm 2022 chị nảy sinh ý tưởng khởi nghiệp từ mo cau.

Từ những chiếc mo cau rơi rụng đầy trong vườn nhà, chị An tận dụng làm ra những sản phẩm đồ gia dụng, chén, dĩa…. Ảnh DUY TÂN

Từ những chiếc mo cau rơi rụng đầy trong vườn nhà, chị An tận dụng làm ra những sản phẩm đồ gia dụng, chén, dĩa…. Ảnh DUY TÂN

Suốt 1 năm mày mò, chị An thử nghiệm rất nhiều lần với mong muốn làm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, những sản phẩm ban đầu không đẹp mắt lắm. Dần dần, nhờ kiên trì và mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, sản phẩm làm ra dần hoàn thiện, tinh xảo, mang tính nghệ thuật, đẹp mắt và được khách hàng đón nhận.

Hiện, cơ sở mang tên Cau Việt của vợ chồng chị An sản xuất được 15 dòng sản phẩm như: chén, dĩa, muỗng, quạt... chuẩn bị xuất bán ra thị trường. Tất cả sản phẩm làm từ 100% mo cau, dùng nhiệt độ cao để ép thành khuôn, không chứa phẩm màu, hóa chất nên an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường.

Chị An đã sản xuất được 15 loại sản phẩm từ mo cau. Ảnh DUY TÂN
Chị An đã sản xuất được 15 loại sản phẩm từ mo cau. Ảnh DUY TÂN

"Mo cau được vợ chồng tôi gom trong vườn, đem rửa sạch, phơi thật khô. Sau đó, cho vào máy ép nhiệt ép ở nhiệt độ 120 độ C tạo nên hình dạng sản phẩm cố định. Khi mo cau ra được sản phẩm theo khuôn, tôi chọn lọc lại (loại bỏ sản phẩm bị khuyết điểm - PV) rồi vệ sinh sạch sẽ, đóng gói, đưa đi tiêu thụ", chị An nói.

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Chén, dĩa từ mo cau có màng bọc tự nhiên chống thấm nước nên có thể đựng được thức ăn dạng lỏng; còn khi đựng thức ăn khô thì có thể tái sử dụng nhiều lần. Chén, dĩa từ mo cau có hương thơm dịu nhẹ và màu sắc tự nhiên, tạo cảm giác ngon miệng và gần gũi với thiên nhiên hơn.

Sản phẩm làm từ mo cau không chỉ thân thiện với môi trường mà còn rất bền, kiểu dáng đẹp mắt. Ảnh DUY TÂN

Sản phẩm làm từ mo cau không chỉ thân thiện với môi trường mà còn rất bền, kiểu dáng đẹp mắt. Ảnh DUY TÂN

Theo chị An, chất liệu mo cau tự nhiên, không chứa bất kỳ hóa chất nào, chịu được nhiệt độ cao không nóng chảy, an toàn khi đựng thức ăn sôi, nóng và dùng được trong lò vi sóng. Sản phẩm phân hủy tự nhiên trong thời gian từ 6 - 7 tháng, tạo chất hữu cơ tốt cho đất, giảm bớt gánh nặng rác thải cho môi trường.

Sản phẩm có thể phân hủy tự nhiên trong thời gian từ 6 - 7 tháng, tạo chất hữu cơ tốt cho đất. Ảnh DUY TÂN
Sản phẩm có thể phân hủy tự nhiên trong thời gian từ 6 - 7 tháng, tạo chất hữu cơ tốt cho đất. Ảnh DUY TÂN

Theo chị An, nhờ điều kiện khí hậu ấm áp, cây cau trồng ở miền Nam thường ra trái quanh năm, lứa này nối tiếp lứa khác, giá bán cao gấp 2 - 3 lần so với các vùng miền khác. "Chủ yếu bà con đầu tư ở giai đoạn chọn giống và chăm sóc lúc mới trồng, khi cây cứng cáp chỉ cần tưới nước là cây đã sinh trưởng và cho thu hoạch đều đặn. Một cây cau có tuổi thọ rất lâu, trung bình khoảng 40 năm, cho nên trồng cau từ lâu đã là một mô hình kinh tế hiệu quả khi chi phí thấp, thu nhập cao và hầu như không có rủi ro", chị An cho biết.

Công nhân gia công sản phẩm từ mo cau tại của cơ sở Cau Việt của chị An. Ảnh DUY TÂN

Công nhân gia công sản phẩm từ mo cau tại của cơ sở Cau Việt của chị An. Ảnh DUY TÂN

Hiện tại, các dòng sản phẩm từ mo cau của cơ sở Cau Việt đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bên cạnh sản xuất mo cau, chị An còn có được nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ việc bán trái và bán cây cau giống.

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

Chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân hậu

(GLO)- Không chỉ có nhiều đóng góp cho phong trào chạy bộ ở Gia Lai, anh Nguyễn Thanh Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp sự kiện và Thể thao Tâm Nguyễn (210 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) còn được mọi người biết đến bởi tấm lòng nhân hậu.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

Người trẻ đam mê "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống

(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.