Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành: Phấn đấu tăng ít nhất 5 bậc trên bảng xếp hạng PCI 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-7, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) và kế hoạch khắc phục chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021. Các đồng chí: Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Tiến Đông-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.



Phát huy hiệu quả các bộ chỉ số DDCI, PCI

Đánh giá tóm tắt bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2021, ông Hồ Anh Tuấn-Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)-Chi nhánh Đà Nẵng-cho biết: Bảng xếp hạng DDCI năm 2021 được xây dựng dựa trên việc khảo sát, đánh giá 35 đơn vị, gồm 18 đơn vị nhóm sở, ban, ngành và 17 đơn vị nhóm cấp huyện; 830 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia khảo sát.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh-Gia Lai phải phấn đấu tăng thêm ít nhất 5 bậc trên bảng xếp hạng PCI. Ảnh: Hà Duy
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hà Duy



“Điểm số trung vị nhóm sở, ban, ngành trong năm 2021 là 69,37 điểm. Trong các chỉ số thành phần (CSTP), DN đánh giá khá cao chỉ số chi phí thời gian (trung vị đạt 7,44 điểm); CSTP cạnh tranh bình đẳng có điểm trung vị thấp nhất 8 CSTP đánh giá nhóm sở, ban, ngành với trung vị là 6,04 điểm. Điểm số DDCI tổng hợp nhóm cấp huyện cho thấy điểm số khá sát nhau giữa các đơn vị. Trung vị điểm số tổng hợp DDCI nhóm cấp huyện là 61,44 điểm. Trong 8 CSTP, chỉ số có trung vị cao nhất là hỗ trợ DN với 6,61 điểm; tính năng động là CSTP có trung vị thấp nhất với 6,01 điểm. Có thể thấy, dư địa cải thiện ở các chỉ số là khá rộng”-ông Hồ Anh Tuấn thông tin.

Bảo hiểm Xã hội tỉnh là đơn vị có điểm số cao nhất trong nhóm sở, ban, ngành với 71,17 điểm. Trong 8 CSTP được đánh giá của đơn vị, CSTP hỗ trợ DN có thứ hạng 1/18 trong nhóm và 2 CSTP tính minh bạch, chi phí không chính thức cùng xếp ở vị trí 2/18. Các sở, ban, ngành có vị thứ xếp hạng cao tiếp theo là Sở Kế hoạch và Đầu tư (71,08 điểm), Sở Thông tin và Truyền thông (70,95 điểm). Trong nhóm cấp huyện, thị xã An Khê là đơn vị đứng đầu với điểm số tổng hợp là 70,63 điểm. Các địa phương có vị thứ xếp hạng cao tiếp theo là TP. Pleiku (68,02 điểm), huyện Đak Pơ (67,86 điểm).

Với 64,9 điểm, Gia Lai ở vị trí thứ 26/63 trong bảng xếp hạng PCI năm 2021, tăng 12 bậc so với năm 2020 và xếp thứ 2 ở khu vực Tây Nguyên. 5 CSTP tăng điểm của Gia Lai năm nay so với năm 2020 là: tiếp cận đất đai 7,56 điểm (tăng 0,57 điểm); chi phí không chính thức 6,98 điểm (tăng 0,36 điểm), trọng số 10%; hỗ trợ DN 6,89 điểm (tăng 1,11 điểm), trọng số 20%; đào tạo lao động 5,95 điểm (tăng 0,82 điểm), trọng số 20%; thiết chế pháp lý 7,57 điểm (tăng 1,01 điểm). Đáng chú ý là ở PCI 2021, Gia Lai đã cải thiện được điểm một số CSTP có trọng số cao (đã kéo Gia Lai tụt 8 bậc trên bảng xếp hạng năm 2020) như: chi phí không chính thức, hỗ trợ DN, đào tạo lao động.

Ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở KHĐT trình bày kế hoạch khắc phục các chỉ số PCI. Ảnh: Hà Duy
Ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày kế hoạch khắc phục các chỉ số PCI. Ảnh: Hà Duy


Đại diện VCCI cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục cải thiện năng lực điều hành, trong đó tập trung các nội dung: nâng cao hiệu quả trong công tác cán bộ; tiếp tục giảm gánh nặng thanh tra, kiểm tra DN; phát huy hiệu quả của các trung tâm hành chính công và đẩy nhanh hơn việc áp dụng giải quyết thủ tục hành chính qua mạng; tăng cường và đẩy mạnh hiệu quả của công tác tiếp thu và xử lý các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của DN; nâng cao chất lượng thực thi của cán bộ, công chức trong việc hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính cho DN.

Khắc phục tồn tại, hạn chế

Theo các báo cáo đánh giá DDCI lẫn PCI năm 2021 của Gia Lai, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục cải thiện, khắc phục. Cụ thể, một số CSTP chưa được DN đánh giá cao, như: gia nhập thị trường với 6,39 điểm (giảm 0,92 điểm); tính minh bạch 5,68 điểm (giảm 0,71 điểm, chỉ số này có trọng số đến 20%); chi phí thời gian 6,84 điểm (giảm 1,56 điểm); tính năng động 6,69 điểm (giảm 0,48 điểm); cạnh tranh bình đẳng 6,70 điểm (giảm 0,79 điểm).

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Phúc-Phó Chánh Thanh tra tỉnh-cho rằng: Đánh giá DDCI, PCI là đánh giá sự hài lòng của DN, người dân đối với chính quyền. Nhưng đã có phản ánh từ một số DN có làm thủ  tục hành chính rằng, vẫn còn tình trạng “chi phí không chính thức”, vậy chúng ta có biết chính xác chi phí này ở khâu nào không, có thừa nhận không? Nếu không biết, không thừa nhận thì làm sao khắc phục? 

Ông Hồ Anh Tuấn-Phó Giám đốc VCCI Chi nhánh Đà Nẵng kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao năng lực điều hành của chính quyền tỉnh. Ảnh: Hà Duy
Ông Hồ Anh Tuấn-Phó Giám đốc VCCI-Chi nhánh Đà Nẵng kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao năng lực điều hành của chính quyền tỉnh. Ảnh: Hà Duy



Còn ông Phạm Duy Du-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì cho hay: Theo đánh giá của VCCI, trên bảng xếp hạng DDCI năm 2021, Sở vẫn còn 3 vấn đề còn tồn tại là tính minh bạch, chi phí không chính thức và vai trò người đứng đầu. Chúng tôi ghi nhận và tiếp tục đề ra những giải pháp cụ thể để khắc phục trong năm 2022. Đồng thời, đề nghị các đơn vị chấm điểm DDCI năm 2022 và những năm tới nên có phương pháp tính toán sự hài lòng của DN, tổ chức, cá nhân phù hợp với đặc thù nhiệm vụ của từng đơn vị.

Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho DN, ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-kiến nghị: “Chỉ số gia nhập thị trường đo lường thời gian DN nhận được mọi giấy phép, thủ tục cần thiết để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số này, Gia Lai giảm 3 bậc so với năm 2020 (từ 47 xuống 50/63); nguyên nhân là do cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nắm kỹ luật nên gây khó khăn cho DN, chưa có sự đồng bộ giữa các sở, ngành khiến thời gian DN gia nhập thị trường bị chậm. Đề nghị các DN, cơ quan cấp giấy phép con cho DN hoạt động nên tổ chức dịch vụ hành chính công để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, pháp luật đã cho phép và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã làm được điều này. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện tỉnh luân chuyển hồ sơ bằng file ảnh qua mạng để rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính”.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông-nêu ý kiến: “Tôi đề nghị các thông tin liên quan đến quy hoạch, các đơn vị nên đưa lên nơi dễ thấy nhất, kịp thời nhất. Để tăng cường việc minh bạch trong đấu thầu, đề nghị các sở, ngành đăng đầy đủ, toàn bộ các dự án đầu tư từ đầu năm, công khai tiến độ các dự án. Các sở, ngành, địa phương tăng cường phương pháp trả lời thời gian giải quyết hồ sơ và các kiến nghị cho DN. Vấn đề cách thức giao tiếp, trả lời công khai các thắc mắc, kiến nghị của DN cần cập nhật trên website của đơn vị”.

Đại diện Thanh tra tỉnh cho rằng cần tăng cường trách nhiệm thực hiện công vụ của công chức nhà nước. Ảnh: Hà Duy
Phó Thanh tra tỉnh Nguyễn Phúc cho rằng, cần tăng cường trách nhiệm thực hiện công vụ của công chức nhà nước. Ảnh: Hà Duy



Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đề nghị: Đối với chỉ số DDCI 2021, các đơn vị đứng đầu cần tiếp tục phấn đấu để đạt được mốc điểm tối đa. Cái mà chúng ta hướng tới là sự hài lòng của người dân. Mục tiêu phấn đấu PCI ít nhất tăng 5 bậc trở lên, nằm trong tốp 20 càng tốt. Để khắc phục, trước hết vẫn là vấn đề công khai minh bạch quy hoạch, kế hoạch đúng, đủ ngay từ đầu năm trên các website của tỉnh, của sở, ngành, địa phương; có sự kiểm tra chéo; các thông tin công khai phải dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ thực hiện.

“Các đơn vị phải có trách nhiệm, đừng đùn đẩy hết trách nhiệm cho Bưu điện. Mỗi đơn vị phải có đường dây nóng để tiếp nhận kịp thời những phản ánh, kiến nghị của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân. Vai trò của Sở Nội vụ hết sức quan trọng, cần phải có đánh giá, kiểm tra cán bộ công chức; công tác luân chuyển cán bộ, công chức mỗi năm. Phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Thiết lập các kênh phối hợp qua môi trường mạng giữa các đơn vị cho thật tốt. Xử lý các mối quan hệ, các kiến nghị hỗ trợ của DN đối với các cơ quan quản lý nhà nước; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận, giải đáp vấn đề nóng. Rà soát, minh bạch các thủ tục hành chính có thể thực hiện trong 1 ngày, 1 giờ. Cuối tháng 7, các đơn vị phải có kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế DDCI, PCI gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp”-Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh.

 

HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.