Lào xây dựng dự án năng lượng điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được xây dựng trên diện tích rộng 3,2 km2 mặt hồ chứa của thủy điện Nam Theun 2, đây sẽ là dự án năng lượng điện Mặt Trời nổi hỗn hợp lớn nhất trên thế giới.

Một nhà máy điện Mặt Trời nổi tại Singapore. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Một nhà máy điện Mặt Trời nổi tại Singapore. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)


Chính phủ Lào và các cổ đông của Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 đã nhất trí phát triển nhà máy điện Mặt Trời nổi hỗn hợp Nam Theun 2 có công suất lên tới 240MWp.

Được xây dựng trên diện tích rộng 3,2 km2 mặt hồ chứa của thủy điện Nam Theun 2, đây sẽ là dự án năng lượng điện Mặt Trời nổi hỗn hợp lớn nhất trên thế giới.

Theo báo chí Lào, Chính phủ nước này vừa ký một Thỏa thuận phát triển dự án với Electricité De France (EDF) để khởi động việc phát triển dự án tại tỉnh Khammuan, Trung Lào.

Các nhà phát triển dự án, đứng đầu là EDF, cùng Lao Holding State Enterprise (LHSE) của Lào và Electricity Generating Public Company (EGCO) của Thái Lan, đặt mục tiêu sẽ khởi công dự án vào năm 2022 và đưa vào vận hành trong năm 2024.

Việc lắp đặt nhà máy điện Mặt Trời trên mặt hồ thủy điện sẽ cho phép vận hành kết hợp giữa năng lượng điện Mặt Trời với năng lượng thủy điện của nhà máy Nam Theun 2 (1.080MW). Mục tiêu là để tiết kiệm nước bởi khi có ánh nắng Mặt Trời, việc phát điện bằng thủy điện sẽ giảm và sử dụng ít nước hơn, để dành nước cho mùa khô.

Bắt đầu hoạt động thương mại từ năm 2010, dự án thủy điện Nam Theun 2 hoạt động theo mô hình đối tác công tư. Trong đó Chính phủ Lào nắm 25% cổ phần thông qua LHSE, EDF nắm 40% cổ phần và EGCO nắm 35% cổ phần theo hợp đồng tô nhượng có thời hạn 25 năm. Nhà máy tạo ra 6.000 GWh hàng năm, trong đó 5% được sử dụng tại Lào và 95% được xuất khẩu sang Thái Lan.

Hiện vẫn chưa rõ chi phí xây dựng dự án năng lượng điện Mặt Trời nổi hỗn hợp Nam Theun 2 là bao nhiêu.

Theo Phạm Kiên-Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.