Trungnam Group: Đưa vào vận hành nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 12-10, tại xã Phước Minh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đã tổ chức lễ khánh thành Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW. Đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á. Công trình không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn điện quốc gia mà còn góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 115 của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Công trình về đích sớm

Tháng 3-2020, Trungnam Group được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW. Đến tháng 4-2020, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND phê duyệt
chủ trương đầu tư dự án. Trên cơ sở đó, Trungnam Group nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đến tháng 5-2020 chính thức khởi công dự án. Theo đó, công trình được xây dựng trên diện tích 577 ha, trong đó có 17 km đường dây truyền tải 500 kV, 220 kV kéo từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Ảnh: Nguyễn Diệp
Các đại biểu cắt băng khánh thành dự án. Ảnh: Nguyễn Diệp


Với quyết tâm hoàn thành dự án vượt trước thời gian quy định, ngày 15-5-2020, Trungnam Group đã phát động 102 ngày cao điểm thi công. Trungnam Group đã huy động nguồn vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng cùng 8.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân bắt đầu hành trình biến vùng đất hoang hóa đầy gai xương rồng thành nơi cung cấp nguồn điện năng lớn của cả nước.

Đội ngũ kỹ sư, công nhân và cả nguồn lao động tại chỗ không quản ngày đêm thi công các hạng mục của công trình trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt, để thi công 17 km đường dây truyền tải 500 kV với 34 trụ, trong đó có 17 trụ dựng trên núi cao, Trungnam Group phải huy động các phương tiện tại địa phương như xe công nông vận chuyển thiết bị tập kết. Nhờ đó, đơn vị đã đáp ứng được thời gian thi công đề ra.

Ông Lưu Xuân Vĩnh-Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận-cho hay: Ngay khi dự án khởi công, Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung giải phóng mặt bằng, tạo sự đồng thuận của người dân để doanh nghiệp triển khai công trình vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra. Việc đưa công trình vào vận hành có ý nghĩa quan trọng hiện thực hiện hóa Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 115 của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành trở thành trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Các kỹ sư làm việc tại công trình. Ảnh: Nguyễn Diệp


Trung tâm năng lượng tái tạo

Ông Nguyễn Tâm Tiến-Tổng Giám đốc Trungnam Group-cho biết: “Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam có ý nghĩa rất quan trọng góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 115 của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia. Đặc biệt, đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là lần đầu tiên trạm biến áp, đường dây truyền tải 500 kV do tư nhân đầu tư xây dựng.

Sau khi hoàn thành, Trungnam Group sẽ chính thức phát trên lưới điện quốc gia 1.06 4MW gồm thủy điện, điện mặt trời và điện gió. Đồng thời, trong năm 2021, Trungnam Group sẽ phát thêm 900 MW điện gió giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận, góp phần giải quyết tình trạng cả nước thiếu điện nhưng năng lượng tái tạo lại đang giảm phát”.

Ảnh: Nguyễn Diệp
Trạm biến áp 500 kv Trung Nam Thuận Nam. Ảnh: Nguyễn Diệp


Cũng theo ông Tiến, công trình vận hành bổ sung hơn 1 tỷ KWh điện mỗi năm vào hệ thống, góp phần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo thay thế các nguồn điện không tái tạo khác để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đây là dự án cấp thiết chiến lược phục vụ phát triển hệ thống truyền tải điện của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, khu vực Duyên hải miền Trung và xa hơn là toàn bộ hạ tầng truyền tải điện quốc gia…

Trong thời gian tới, Trungnam Group sẽ triển khai 2 dự án điện năng lượng tại Gia Lai. Đây là dấu mốc lịch sử của ngành năng lượng Việt Nam khi doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng truyền tải năng lượng và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương và chính quyền địa phương các cấp.

Ảnh: Nguyễn Diệp
Trạm biến áp 500 kV Trung Nam Thuận Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Diệp

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định: Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW do Trungnam Group thực hiện vượt kế hoạch về đích sớm so với kế hoạch đề ra, có ý nghĩa to lớn khẳng định sự năng động, sáng tạo và vượt khó của Trungnam Group trong phát triển điện năng lượng tái tạo, tăng nguồn năng lượng điện góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.