Giá thịt lợn tăng, đại biểu Quốc hội cho rằng có sự trục lợi của thương lái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Về việc giá thịt lợn tăng, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 23/5, nhiều đại biểu cho rằng, việc giá thịt lợn tăng quá cao trong thời gian qua đã phản ảnh đúng quy luật cung - cầu. Điều cần làm lúc này là có giải pháp hỗ trợ người dân tái đàn nhanh và an toàn, khi đó giá thịt lợn sẽ hạ nhiệt.
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc giá thịt lợn tăng quá cao trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những chỉ đạo, điều hành quyết liệt để bình ổn giá thịt lợn; bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng có các giải pháp tăng đàn, tái đàn lợn nhằm cân đối cung - cầu.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh cho rằng, giá heo tăng thời gian qua là đúng quy luật cung - cầu. Ảnh: Thế Công.
Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (đoàn Quảng Trị) cho rằng, giá thịt lợn vận hành theo cơ chế thị trường với quy luật cung – cầu. Chúng ta đã chấp nhận cơ chế thị trường quan hệ cung - cầu, trừ khi chúng ta điều tra phát hiện có sự thao túng, có sự độc quyền. 
"Tôi cho rằng, trong thời gian qua Bộ NNPTNT đã triển khai rất quyết liệt biện pháp tái đàn, báo cáo Chính phủ về nguồn cung thịt lợn, để từ đó có những giải pháp phù hợp. Trước mắt là phải nhập khẩu thịt lợn để cân bằng nhu cầu trong nước. Thứ hai về giải pháp lâu dài trong thời gian qua là chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề tái đàn, đặc biệt là công nghệ sinh học nhân giống, thậm chí giống của chúng ta chưa làm được thì yêu cầu nhập khẩu giống. Có như vậy, chúng ta mới tái đàn nhanh để cung cấp cho thị trường" - ông Sinh nói.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT kiểm tra việc tái đàn heo ở Hưng Yên nhằm đảm bảo cung - cầu, kiềm chế giá heo tăng cao.
Trong khi đó, đại biểu Nghiêm Vũ Khải, đoàn Hải Phòng cho rằng, giá thịt lợn tăng cao là do khâu thương mại nhiều nơi, nhiều chỗ chưa minh bạch, có sự trục lợi của thương lái.
Vì vậy, ông Khải cho rằng, cần phải đẩy mạnh các biện pháp quản lý thị trường làm sao tránh tình trạng “thổi giá”, “bơm giá” lên để trục lợi.
"Xét về nguồn cung thì ngành chăn nuôi và chính quyền địa phương, Bộ NNPTNT tạo điều kiện để tăng đàn. Vấn đề là làm sao để giá thành thịt lợn hơi giảm đi thì giá thịt lợn ngoài chợ cũng sẽ giảm xuống. Ở đây là biện pháp quản lý thị trường, Bộ Công Thương và các Sở Công Thương, chính quyền địa phương phải có sự kết hợp bởi giá thịt lợn tăng đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng" - ông Khải nói.
Đại biểu Nguyễn Lệ Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội nêu ý kiến chuỗi cung ứng phải theo quy luật. 
"Giờ chúng ta bảo từ doanh nghiệp đi thẳng đến người dân cũng rất khó. Bất kỳ một loại sản phẩm nào cũng phải có một mạng lưới phân phối và phải qua khâu trung gian nhưng làm cách nào giám sát được các khâu trung gian đó càng ngắn thì lợi ích cho người dân sẽ càng nhiều" - bà Thủy nhấn mạnh.
Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.