HAGL là 1 trong 6 DN đầu tư ra nước ngoài vượt 1 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 184,7 triệu USD.

Gần185 triệu USD được doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2018. Nguồn: Internet
Gần185 triệu USD được doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2018. Nguồn: Internet



Cụ thể, trong 5 tháng đã có 48 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam là 144,7 triệu USD. Ngoài ra, còn có 14 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 40 triệu USD.

Trong đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105,77 triệu USD, chiếm 57,3%; Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đứng thứ hai và chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư; Nông, lâm nghiệp, thủy sản đứng thứ 3 với 21 triệu USD, chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư.

Tính trong 5 tháng, bán buôn, bán lẻ là lĩnh vực có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài nhất với 17 dự án.

Cũng trong 5 tháng, Việt Nam đã đầu tư sang 24 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó dẫn đầu là Lào chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư; Campuchia chiếm 17,5%; Cuba chiếm 10,8%.

Trong đó, có tới 6 doanh nghiệp của Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Đó là, PVN, Viettel, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Golf Long Thành.

Lĩnh vực các doanh nghiệp trên đầu tư chủ yếu là tài chính – ngân hàng, khai khoáng, nông – lâm nghiệp, xây dựng, bất động sản...

Như vậy, tính đến hết tháng 5/2018, Việt Nam đã có gần 1.200 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 22 tỷ USD.

PV (Tài Chính)

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.