Huyện Mang Yang phát triển đàn bò lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mô hình khuyến nông “Cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền Trung đầu tư được thực hiện từ tháng 7-2007 tại 3 xã có đàn bò cần cải tạo là Đak Ta Ley, Hà Ra, Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang. Tham gia mô hình có 11 hộ dân có đủ điều kiện để nhận nuôi bò đực giống, với mức hỗ trợ 60% kinh phí mua bò đực và một phần thức ăn tinh nuôi. Mỗi bò đực giống lai Sind hỗ trợ cho nông dân có sức khỏe tốt, trọng lượng từ 300 đến 400 kg. Số bò đực hỗ trợ được đưa đến cho các hộ dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi bò đực giống để chăm sóc, thực hiện phối giống trực tiếp đối với đàn bò địa phương. Trên 450 bò cái của 226 hộ dân đã được chọn lọc, đưa vào phối giống.
Chăm sóc bò lai. Ảnh: Đức Thụy
Chăm sóc bò lai. Ảnh: Đức Thụy

Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều hộ dân trong vùng dự án đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, đề phòng bệnh thường gặp cho bò. Đồng thời, cán bộ chỉ đạo mô hình đã theo dõi thường xuyên số bê lai mới sinh, cân khối lượng để theo dõi sự sinh trưởng, hướng dẫn người dân chăm sóc hợp lý. Nhờ đó, hầu hết đàn bò đều khỏe mạnh, bê lai sinh trưởng tốt, bò mẹ phối giống sớm. Các hộ dân được tham gia rất phấn khởi. Ông Lý Thanh Dũng- thôn Phú Yên, xã Hà Ra cho biết: Tỷ lệ đậu khi phối giống của bò đực lai của gia đình tôi nhận nuôi đạt gần 100%. Cách thức này hơn hẳn nhiều biện pháp phối giống vài năm gần đây mà tôi được tiếp cận.

Kết quả, thống kê của dự án, số bò đực giống hỗ trợ đã phối giống có chửa cho 408 con bò cái sinh sản địa phương, đạt tỷ lệ 90,4%. Nhiều bê lai đã ra đời khỏe mạnh có chất lượng tốt hơn hẳn đàn bò cỏ địa phương. Biện pháp sử dụng bò đực giống Sind bố trí vào các thôn có tập trung đàn bò cái đã tạo điều kiện nâng cao được hiệu quả phối giống.

Với mục tiêu nâng tỷ lệ đàn bò lai của địa phương lên 30% vào năm 2010, huyện Mang Yang đang tích cực đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng đàn bò. Mô hình khuyến nông này thành công chính là bước đi quan trọng từng bước giúp địa phương hoàn thành mục tiêu đề ra.
Minh Lý

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.