Có thể kiện ra tòa án quốc tế về Luật biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
* Tàu Bình Minh 02 tiếp tục làm nhiệm vụ
* Sẽ sớm có lực lượng kiểm ngư trên biển Lúc 5g58 sáng 26-5-2011, trong khi tàu Bình Minh 02 đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã bị ba tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.Vi phạm cả Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc và Tuyên bố DOCVới hành động này, Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, trước tiên là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (viết tắt là UNCLOS).Vùng mà tàu Bình Minh 02 thực hiện hoạt động thăm dò khai thác dầu khí là vùng thuộc thềm lục địa của Việt Nam, vì vậy Việt Nam hoàn toàn có quyền thăm dò khai thác dầu khí (tài nguyên không sinh vật) theo đúng tinh thần của UNCLOS quy định về quyền của các quốc gia ven biển đối với thềm lục địa.
Tàu hải giám Trung Quốc tiến về phía tàu Bình Minh 02 - Ảnh do PTSC G&S cung cấp
Tàu hải giám Trung Quốc tiến về phía tàu Bình Minh 02- Ảnh do PTSC G&S cung cấp
Hành động của Trung Quốc như vậy là đã vi phạm điều 279 UNCLOS. Điều này quy định: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng điều 2 khoản 3 của hiến chương Liên Hiệp Quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở điều 33 khoản 1 của hiến chương”.
Tiếp theo nữa là Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) do Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002. DOC 2002 đã quy định các bên tranh chấp phải hết sức kiềm chế và phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có cả UNCLOS.Như vậy, hành động cắt cáp của tàu hải giám Trung Quốc đối với tàu Bình Minh 02 đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS và DOC mà Trung Quốc đều là thành viên, nên có nghĩa vụ phải tuân thủ.Có thể kiệnTrên thế giới đã có vụ Tập đoàn CGX năm 2000 tương tự vụ Bình Minh 02 này. Diễn biến vụ việc như sau:Guyana và Suriname là hai quốc gia nhỏ bé Nam Mỹ bên bờ Đại Tây Dương. Do là hai quốc gia liền kề nên vùng biển, kể cả thềm lục địa, mà Guyana và Suriname được hưởng theo quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển 1982) chồng lấn lên nhau và cần phải phân định. Hai bên tuy chưa tiến hành phân định biên giới biển nhưng đều cho phép các công ty dầu khí nước ngoài tiến hành các hoạt động thăm dò tại vùng biển chồng lấn.Trong số các nhà thầu của Guyana có Tập đoàn CGX của Canada bắt đầu tiến hành thăm dò địa chấn tại khu vực tranh chấp từ năm 1999. Tháng 5-2000, Suriname yêu cầu Guyana chấm dứt toàn bộ các hoạt động thăm dò tại khu vực tranh chấp.Đỉnh điểm của tranh cãi giữa hai bên là sự việc diễn ra ngày 3-6-2000 khi hai tàu hải giám của lực lượng hải quân Suriname tiến đến gần tàu khoan dẫn dầu C.E. Thornton của CGX, yêu cầu chấm dứt hoạt động và áp giải tàu này rời khỏi khu vực hoạt động đã được Guyana cấp phép.Năm 2004, Guyana đã đơn phương sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc theo quy định của Công ước Luật biển 1982 để giải quyết vùng biển chồng lấn với Suriname. Một tòa trọng tài gồm năm luật gia quốc tế được thành lập để giải quyết tranh chấp theo đề nghị của Guyana do cả Guyana và Suriname đều đã là thành viên của UNCLOS và không bảo lưu việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Tòa ra phán quyết trong vụ tranh chấp giữa Guyana và Suriname tại The Hague ngày 17-9-2007.Điều đáng chú ý trong vụ tranh chấp này là khi yêu cầu tòa trọng tài tiến hành phân định, Guyana cũng cáo buộc Suriname đã vi phạm một số nghĩa vụ quốc tế trong sự kiện CGX. Cụ thể đó là Suriname đã sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Guyana và chống lại công dân cùng các thực thể khác hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Guyana, qua đó đã có hành vi vi phạm các quy định của Công ước Luật biển, Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như luật pháp quốc tế nói chung về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Guyana cũng yêu cầu tòa ra phán quyết yêu cầu Suriname khắc phục những thiệt hại phát sinh đối với Guyana, trong đó có cả việc bồi thường, do đã vi phạm nghĩa vụ quốc tế nói trên.Tòa trọng tài trong phán quyết ngày 17-9-2007 của mình cho rằng trong sự kiện CGX, Suriname đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực theo Công ước Luật biển, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế nói chung. Hơn nữa, tòa cũng cho rằng việc vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực cũng dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ không được cản trở việc đạt được thỏa thuận phân định theo quy định điều 74(3) và 83(3) của Công ước Luật biển 1982.Như vậy, với sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế của các tàu hải giám Trung Quốc, Việt Nam có thể cân nhắc tới biện pháp kiện ra tòa án quốc tế về Luật biển, hoặc có thể đưa ra nhờ một tòa án trọng tài quốc tế phân xử.
Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ phường Thống Nhất dâng hoa và báo công với Bác

Đảng bộ phường Thống Nhất dâng hoa và báo công với Bác

(GLO)- Ngày 16-5, tại Quảng trường Đại đoàn kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Đảng ủy phường Thống Nhất tổ chức lễ dâng hoa tri ân, báo công với Bác về kết quả thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị, giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn phường.