Căn hộ "không cần dọn dẹp" của kỹ sư phần mềm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau năm năm sử dụng, căn hộ 85 m2 ở quận Ba Đình đã xuống cấp, ẩm mốc nên chủ nhà quyết "đập hết" làm mới.
Sống một mình và dành nhiều thời gian cho công việc viết phần mềm, chủ nhà cần không gian làm việc tại gia. Bên cạnh đó, anh muốn căn hộ của mình đơn giản, ít màu sắc, hạn chế vân gỗ và vân đá, không khí thật trong lành.

Căn hộ sau cải tạo. Ảnh: Thien Thach Photo.
Căn hộ sau cải tạo. Ảnh: Thien Thach Photo.
Sau cải tạo, căn hộ được phá dỡ hết phần trần thạch cao và sàn nhà. Nhóm thiết kế cũng thay toàn bộ gạch ốp lát, hệ thống điều hòa, thiết bị điện và vệ sinh cũ.
Phòng làm việc riêng của gia chủ nằm ngay gần cửa ra vào, được trang trí với tông màu xám và bố trí cửa kính điện tử thông minh, có thể chuyển thành kính mờ hoặc kính trong tùy nhu cầu của người sử dụng. Bàn làm việc cũng được yêu cầu phải có kích thước lớn, phòng khi chủ nhà có cộng sự sang làm việc nhóm.

Gia chủ dành nhiều thời gian cho công việc nên phòng làm việc riêng của anh được chăm chút kỹ lưỡng. Ảnh: Thien Thach Photo.
Gia chủ dành nhiều thời gian cho công việc nên phòng làm việc riêng của anh được chăm chút kỹ lưỡng. Ảnh: Thien Thach Photo.
Nhằm đem tới sự khác biệt so với căn hộ cũ, nhóm thiết kế đặt bếp ở trung tâm. Đảo bếp kết hợp bàn ăn trở thành điểm nhấn cho công trình, đồng thời tiết kiệm diện tích hơn việc dùng bàn ăn riêng. Bếp từ tích hợp hút mùi giải phóng không gian, làm khu vực giữa nhà thông thoáng. Tủ lạnh và máy rửa bát đều được làm âm, ẩn sau những cánh tủ trắng cho đồng bộ.

Đảo bếp kết hợp bàn ăn trở thành điểm nhấn cho công trình. Phía trước đảo bếp, kệ để tạp chí chạy từ cửa chính đến phòng khách đưa thêm màu sắc vào căn hộ toàn màu trắng. Ảnh: Thien Thach Photo.
Đảo bếp kết hợp bàn ăn trở thành điểm nhấn cho công trình. Phía trước đảo bếp, kệ để tạp chí chạy từ cửa chính đến phòng khách đưa thêm màu sắc vào căn hộ toàn màu trắng. Ảnh: Thien Thach Photo.

 
Gia chủ thích sự ngăn nắp, cần nhiều chỗ để đồ nên các hệ tủ được bố trí khắp nhà. Tủ không có tay nắm, nhìn qua như những bức tường phẳng để tránh cảm giác nặng nề, nhất là khi căn hộ không quá lớn. Cũng nhờ những hệ tủ này mà kể cả khi gia chủ bận bịu, không có thời gian dọn dẹp, căn hộ trông vẫn gọn gàng.
Màu trắng chủ đạo của căn hộ giúp không gian sạch sẽ nhưng cũng dễ gây sự lạnh lẽo. Để thêm màu sắc và sự ấm áp cho công trình, nhóm thiết kế đưa vào những mảng trang trí như kệ để tạp chí chạy từ cửa chính đến phòng khách, vườn xương rồng nhỏ cạnh tủ tivi và cửa toilet. Phòng ngủ cũng được điểm xuyết những góc bo tròn trên tường và nội thất, giúp chỗ nghỉ ngơi của gia chủ mềm mại, gần gũi hơn.

Bấm để xem thêm hình ảnh của công trình.

Theo Minh Trang ,Thien Thach (vnexpress.net/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.