Ăn trên đường du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khách du lịch đến một vùng đất luôn có những tiêu chí ăn ngon, ăn đặc sản của vùng đất đó và được phục vụ tốt. Giá cả cao thấp tùy quán, tùy không gian nên không bàn được mắc rẻ. Tỉ dụ không thể bàn giữa một tô phở giá 30 ngàn đồng với 50 ngàn đồng, hoặc cũng một con cá mú tươi tùy nơi bán từ 300 ngàn đồng lên 700 ngàn đồng. bởi vì hai tô phở khác nhau cũng như khi bạn ăn con cá mú 700 ngàn đồng được chế biến bởi một đầu bếp giỏi và quán đẹp khác với chỗ chỉ có ghế nhựa xập xệ và tay ngang tạo ra cho bạn món ăn. Bên cạnh đó, có nhiều người cứ vội vàng chụp ảnh hóa đơn tính tiền lên mạng "bóc phốt" quán mình vừa tới một cách không có duyên.

Một quán ăn trên đường đi Đà Lạt.
Một quán ăn trên đường đi Đà Lạt.


Thành phố nào cũng vậy, điểm đến du lịch nào cũng vậy, món ăn ngon là từ những người dân sinh sống ở đó chỉ cho bạn mà hay gọi là "thổ địa". Một quán ăn ngon còn cho thấy người địa phương đến rất đông, dẫu đó là ở trong khu nhiều khách du lịch. Và vài câu chuyện kể trên đường du lịch gọi là như thế này.

Con đường Võ Nguyên Giáp ở Đà Nẵng gần như là trung tâm du lịch với rất nhiều khách sạn, và tất nhiên những con đường bao quanh có vô số quán bán hải sản, cơm, gà... Tôi ở khách sạn Mường Thanh, và thay vì tới quán theo sự chỉ dẫn của anh taxi, tôi đã đi xa một tí và gặp một quán bán giá cả phải chăng, phục vụ tốt và chế biến ngon trên đường Nguyễn Văn Thoại. Và một quán khác là quán do các bạn trẻ phục vụ có tên Nhà Tôi với các món ăn thuần Việt, không gian đẹp, phục vụ tốt.

Mọi người hay đồn ở Đà Lạt có quán cơm niêu chặt chém, đó là điều có thật, không phải cơm niêu đâu mà bạn có thể bị chặt chém khi bạn vào một quán "lạ", vắng khách. Tất nhiên những con sâu ấy chẳng làm mất đi hình ảnh Đà Lạt, mà thành phố này vẫn là điểm đến thân thiện và nổi danh với các món nướng, giờ thêm món lẩu gà lá chanh... Quán cơm ở số 27 đường Quang Trung luôn đông khách, bởi đã uy tín với giá cả, ngon và dẫu có 100 khách, quán vẫn ngọt ngào phục vụ, phục vụ nhanh, ngay cả người giữ xe cũng nhiệt tình chỉ dẫn.  Quán Sáu Hít trên đường Phù Đổng là tôi tình cờ hỏi một sinh viên khi ăn bánh xèo cũng trên con đường này, và giờ đây mỗi lần lên Đà Lạt tôi luôn chọn ăn một lần ở đây.

Không phải ngẫu nhiên mà trong đợt Covid -19 lần 2, chúng tôi đi Gia Lai, nhưng vì TP Buôn Ma Thuột đang giãn cách thì nên phải đi vòng qua Buôn Hồ, vậy mà khi thoát ra lối Ea Kar chúng tôi phải đi ngược lên để ghé quán Cơm gà 52 để ăn. Hoặc ở Phan Rang không thể nào không ghé quán cơm gà rất ngon. Những quán ăn trong lòng các phố ấy đã tạo ấn tượng tốt cho du khách, họ biết rằng dẫu chỉ là một chuyến đi qua, nhưng khi khách đã yêu mến thì ngoài việc nếu họ quay lại thành phố sẽ ghé quán của mình. Và khi bạn bè hỏi: "Tới thành phố X. mình ăn quán nào?" họ sẽ chỉ quán cho bạn bè. Việc ăn uống trên đường du lịch chủ yếu là thưởng thức ẩm thực vùng miền và để nhận được niềm vui.

Theo KHUÊ VIỆT TRƯỜNG (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.