Rộn ràng đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày này, không khí chuẩn bị Tết nơi thôn quê cũng chộn rộn không kém gì phố thị. Bên cạnh việc tân trang lại nhà cửa, người dân còn tự tay làm những món bánh mứt truyền thống thật thơm ngon để đón mừng năm mới.
 

Đường bê tông liên thôn sạch đẹp với những luống hoa khoe sắc trước mỗi hiên nhà
Đường bê tông liên thôn sạch đẹp với những luống hoa khoe sắc trước mỗi hiên nhà

Cờ đỏ sao vàng đã tung bay phấp phới trước cổng mỗi nhà dân tại xã Thành An, thị xã An Khê vào ngày 29 Tết. Tuyến đường bê tông hóa nối liền các thôn nay đã trở nên sạch đẹp hơn khi được bà con gột rửa lớp bụi nền; cống rãnh hai bên cũng được nạo vét tươm tất. Khắp nơi, hoa tươi nở rộ trước những hiên nhà.

Chợ quê sáng ngày giáp Tết nhộn nhịp cảnh bán mua. Dù chỉ còn cách 1 ngày nữa là hết năm, song những người nông dân nơi đây vẫn chịu khó xuống chợ, kiên nhẫn ngồi bán những bó rau, củ quả, cây trái tươi xanh… mà mình gieo trồng được để cái Tết của gia đình thêm đủ đầy; còn người mua thì nhanh tay lựa chọn các thực phẩm cần thiết cho mâm cơm chiều cuối năm thêm ấm cúng. Bà Nguyễn Thị Bé (thôn 1, xã Thành An) chia sẻ: “Chợ Tết nên đông lắm, muốn có chỗ ngồi bán, từ tối hôm trước tôi đã phải xuống chợ để trải bạc, đánh dấu vị trí để người khác khỏi ngồi. Bán thêm sáng 30 nữa rồi nghỉ ăn Tết luôn”.

 

Bánh in với những hình thù khá bắt mắt.
Bánh in với những hình thù khá bắt mắt.

Bánh tét, bánh thửng (có nơi gọi là bánh thuẫn), bánh in, mứt dừa hay mứt bí… là các món ăn mà người dân nơi đây nói riêng và các vùng quê trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn còn duy trì vào mỗi độ xuân về Tết đến.

Với họ, ngoài mục đích gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, việc tự tay làm bánh mứt cho ngày Tết cũng chính là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn sau những tháng ngày xa cách.
 

Bánh thửng vẫn được duy trì dưới mỗi nếp nhà quê vào ngày Tết.
Bánh thửng vẫn được duy trì dưới mỗi nếp nhà quê vào ngày Tết.

Vừa tỉ mẩn bên chiếc khuôn đồng giúp mẹ làm bánh in, em Thái Mỹ Ngọc Thoa (16 tuổi, ngụ thôn 4, xã Thành An) vừa vui vẻ tâm sự: “Vì nhà xa trường nên từ khi lên lớp 10 em đã phải ở trọ để đi học, thỉnh thoảng mới về nhà. Sáng giờ em phụ mẹ gói bánh tét và giờ là làm bánh in, dù hơi mệt nhưng cảm thấy rất vui và ấm cúng khi cả nhà cùng quây quần chuẩn bị Tết”.

Khác với trước kia chỉ có đường và bột nếp hoặc nhân mè, bánh in bây giờ đã được biến tấu thêm nhiều loại nhân hấp dẫn như: đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, dừa… tùy theo sở thích của người dùng. “Ở chợ cũng bán nhiều lắm nhưng bánh không được ngon bằng mình làm, nhân cũng ít và kém đậm đà. Năm nào tui cũng làm vừa đảm bảo vệ sinh mà có không khí Tết”-chị Hằng (mẹ Thoa) cho biết.
 

Mọi người quây quần làm bánh Tét.
Mọi người quây quần làm bánh Tét.

Cùng với bánh in, bánh thửng cũng là món bánh Tết không thể thiếu trong mỗi gia đình miền Trung. Bên thau bột bình tinh, trứng, đường được đánh nổi, bà Hồ Thị Lan (thôn 5, xã Thành An) nhanh tay thoa dầu vào chiếc khuôn đồng trên lò than hồng rực rồi khéo léo đổ từng mẻ bánh.

Bà Lan kể, trước đây, nhà nào cũng có khuôn bánh và rất trân quý nó. Theo thời gian, giờ cả thôn chỉ còn 1, 2 người còn giữ, nhưng vẫn chuyền tay nhau. Do đó, Tết năm nào hầu hết bà con đều làm bánh thửng, có người còn làm nhiều đem ra chợ bán.
 

Những đòn bánh tét, bánh chưng nóng hổi vừa vớt ra khỏi nồi. Ảnh: Hồng Thi
Những đòn bánh tét, bánh chưng nóng hổi vừa vớt ra khỏi nồi. Ảnh: Hồng Thi

Đông vui nhất có lẽ là thời điểm gói bánh tét. Bởi lẽ, người dân nơi đây hay có thói quen tập trung nhau lại cùng làm và nấu. Những người phụ nữ của gia đình cùng quây quần bên chiếc nia to, người lau lá, kẻ gói bánh, người buộc thêm lạt. Bọn trẻ con ngồi xung quanh, chăm chú xem các bà, các mẹ thực hiện; thỉnh thoảng lại tò mò hỏi dồn vài câu. Tiếng cười nói, trò chuyện vang cả một góc làng.

Rồi, đêm nay, già-trẻ-gái-trai lại quây quần bên bếp lửa, canh nồi bánh tét và chờ đón thời khắc giao thừa. Hình ảnh ấy, lúc nào cũng bình dị và thân thương quá đỗi. Có lẽ với nhiều người, Tết như vậy đã là quá đủ đầy…

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như