Chính thức bãi bỏ Thông tư 20 về thủ tục nhập khẩu ô tô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 1-1-2018, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không phải nộp bổ sung giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất loại ô tô đó.
 

Ảnh internet
Ảnh internet

Ngày 8-12, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ban hành Thông tư 28/2017 TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.

Cụ thể, sửa đổi bổ sung quy định cấp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận trong kinh doanh xăng dầu; sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều trong quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương; sửa đổi một số điều trong quy định về xuất khẩu khoáng sản và xuất khẩu than.

Bên cạnh đó, thông tư này cũng nêu rõ bãi bỏ quy định về việc thuê kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo; đồng thời, chính thức bãi bỏ Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ô tô chở người loại từ 9 chỗ trở xuống và Thông tư 04/2017/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các quy định này.

Như vậy kể từ ngày 1-1-2018, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không phải nộp bổ sung giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất loại ô tô đó như quy định hiện hành.

M.Phương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.