Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý giá sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đó, từ năm 2017, Bộ Công Thương sẽ đảm nhận chức năng quản lý giá với mặt hàng này thay cho Bộ Tài chính.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 11-11, Chính phủ đã ban hành Nghị định 149 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 177 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.

Theo đó, kể từ đầu 2017 Bộ Công Thương sẽ thay thế Bộ Tài chính tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá với thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong đó có mặt hàng sữa.

Mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được đưa vào danh mục hàng bình ổn và áp trần giá từ tháng 6/2014 sau loạt biện pháp quản lý khác như đăng ký, kê khai giá không hiệu quả. Theo đó, cơ quan chức năng công bố giá trần bán buôn với hơn 600 sản phẩm sữa bột, giá bán lẻ được quy định không được cao hơn quá 15% so với mức bán buôn này.

Hiện cả nước có khoảng 877 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký, giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương.

Theo Bocongthuong

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.