Chủ động với môn Giáo dục công dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên môn Giáo dục công dân (GDCD) được đưa vào làm môn thi chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2017 bằng hình thức thi trắc nghiệm. Vượt qua bỡ ngỡ ban đầu, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều phương pháp trong công tác dạy và học môn GDCD, tạo sự chủ động, thích thú cho học sinh.

Một tiết học GDCD của Trường THPT Trần Cao Vân (huyện Chư Sê).  Ảnh: N.T
Một tiết học GDCD của Trường THPT Trần Cao Vân (huyện Chư Sê).  Ảnh: N.T

Tiết học GDCD của Trường THPT Trần Cao Vân (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) trở nên sôi nổi khi cả thầy và trò cùng tham gia thảo luận về vấn đề thời sự. Học sinh được thể hiện suy nghĩ, cách nhìn nhận của mình trước một vấn đề trong cuộc sống như: vấn đề xăm trổ trên mình của giới trẻ, hiện tượng thần tượng ca sĩ... hay những vấn đề liên quan đến pháp luật. Thầy Bùi Quang Vinh-Hiệu trưởng, giáo viên phụ trách môn GDCD Trường THPT Trần Cao Vân cho biết: Học sinh rất thích thú với môn học này. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai dạy, kiểm tra cho học sinh theo hình thức 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. Đồng thời tăng thêm 1 tiết trong tuần để các em ôn tập. Thế nên khi môn GDCD được chọn làm môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia, học sinh của trường không bất ngờ, thích ứng nhanh với các bộ đề thi”.

Đồng quan điểm trên, cô Lê Thị Tuyết Thu-giáo viên dạy môn GDCD Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) nhận định: “Môn GDCD sẽ giúp cho học sinh tăng cường bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, đồng thời làm giảm bạo lực học đường. Đây cũng là môn học phát huy những lợi thế như dễ tiếp cận, ghi nhớ cho học sinh vì nội dung học đều liên quan trực tiếp đến đời sống thực tiễn. Bản thân tôi cũng phải tự nghiên cứu tài liệu, cách dạy để giúp học sinh củng cố kiến thức, làm quen với hình thức ra đề theo quy định của Bộ GD-ĐT. Học sinh cũng tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để trao đổi cùng bạn bè, thầy cô”.

Để chuẩn bị tài liệu giảng dạy cho môn học này, thầy Phạm Văn Đại-Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) chia sẻ: “Giáo án giảng dạy và bộ đề ôn thi môn GDCD đang được các giáo viên trong trường cẩn thận xây dựng. Nhà trường mở các cuộc Hội thảo về phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội nhằm củng cố, trao đổi kiến thức giữa các giáo viên trong trường với các trường khác để có làm phong phú thêm ngân hàng đề trắc nghiệm đối với môn này. Đồng thời, tăng cường thêm các tiết học và sau các tiết học xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh quen với cách thi mới, đảm bảo đủ lượng kiến thức cho học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới”.

Về phía học sinh, nhiều em không cảm thấy lo lắng mà tỏ ra rất thích thú với quyết định này của Bộ GD-ĐT. Em Hồ Thị Hảo (lớp 12A, Trường THPT Trần Cao Vân, huyện Chư Sê) hào hứng nói: “Đối với môn GDCD, em thực sụ thấy thích thú. Môn học này giúp kỹ năng sống của em được cải thiện, giúp em am hiểu pháp luật hơn, tự tin trong giao tiếp. Vì thế em rất hào hứng và tự tin với môn thi này trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến”.

 

Học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề xã hội và trao đổi trực tiếp với giáo viên. Ảnh: N.T
Học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề xã hội và trao đổi trực tiếp với giáo viên. Ảnh: N.T

Còn với em Nguyễn Trương Anh Khoa (lớp 12C6, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku), môn học này đã giúp em tự học, nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xã hội, em Khoa chia sẻ: “Đề thi mẫu do Bộ GD-ĐT tập trung chủ yếu vào phần kiến thức pháp luật như quyền bảo hộ về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của công dân. Bên cạnh đó, đề còn có nhiều câu hỏi tình huống có liên quan đến xã hội rất gần gũi với thực tế cuộc sống em rất dễ liên hệ, vận dụng. Bản thân em cũng được trau dồi kiến thức, rèn luyện tình thần tự học, tìm kiếm thông tin và trao đổi với thầy cô, các bạn trong lớp”.

Đối với môn thi “mới tinh” trong kỳ thi THPT quốc gia này, ngay khi có quyết định của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT đã chủ động đồng bộ các giải pháp nhằm chỉ đạo các trường THPT tổ chức dạy học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai cho biết: Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, nghiên cứu kỹ phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017. Chỉ đạo các trường phải có cách dạy phù hợp hình thức thi trắc nghiệm, các cụm sinh hoạt chuyên môn tập trung bàn về cách dạy, học về môn học này sao cho hiệu quả. Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu nhà trường trong toàn tỉnh phải soạn đề thi gửi về Sở GD-ĐT, Sở GD-ĐT sẽ tổng hợp đề thi, soạn và gửi lại cho các trường và giáo viên dạy môn GDCD tham khảo. Đây là nguồn câu hỏi quý giá giúp cho giáo viên không còn bỡ ngỡ, giúp cho việc dạy và học được tốt và chủ động hơn, đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.