Sẵn sàng nguồn rau xanh cho thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết đến nhu cầu tiêu thụ rau xanh khá nhiều. Do vậy các nhà vườn trồng rau trên địa bàn tỉnh gấp rút chăm sóc cho những luống rau đang phát triển để cung ứng cho thị trường trong dịp này.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Nguyễn Thị Kim Hiền (thôn Tân Hưng, xã Tân An, huyện Đak Pơ) ra vườn làm cỏ, bơm nước tưới rau xà lách, hành, ngò mới xuống giống cách đây hơn 2 tuần. Theo kinh nghiệm, đến giữa tháng 11 (Âm lịch), bà Hiền tất bật thu hoạch trước rồi cày xới đất, làm luống, xuống giống để kịp Tết Nguyên đán. Gắn bó với nghề trồng rau như một nghề gia truyền, gia đình bà trồng nhiều loại rau, như: bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách… Vài năm trở lại đây, ngoài các loại rau bà còn chuyển sang trồng một số rau gia vị, như ngò, thì là, quế, hành lá bán vào ngày thường và Tết Nguyên đán. Bà nói: “Giá rau thơm dịp Tết cao hơn ngày thường trung bình 2.000-4.000 đồng/kg nên chúng tôi đang hy vọng thu được lợi nhuận cao từ vụ rau Tết sắp tới”. Vùng chuyên canh sản xuất rau phía Đông Trường Sơn đến mùa bán cho các thương lái thu mua vận chuyển lên chợ đêm (Trung tâm Thương mại TP. Pleiku) để tiêu thụ, phần còn lại được các thương lái bán tại địa phương và xuôi về Bình Định, Quảng Ngãi để tiêu thụ.

Nhắc đến rau là không thể không nói đến vựa rau lớn nhất của tỉnh-xã An Phú-TP. Pleiku. Khoảng thời gian bận rộn dịp cuối năm, những hộ trồng  rau dành gần hết quỹ thời  gian để chăm sóc. Không khí tấp nập là cảm nhận của chúng tôi khi đến nơi đây. Anh Nguyễn Thanh Hà, thôn 7 nói vui: “Rộn ràng như thế đấy nhưng nếu bán giá thấp thì ai nấy buồn rười rượi, Tết không vui nổi đâu”. Vụ rau Tết năm ngoái, xuống giống 45 luống súp lơ trắng, với giá bán 10.000-12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh Hà thu lãi hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn trồng thêm xà lách, cà chua, đậu rồng... cũng cho thu nhập khá. Anh cho biết thêm: trung bình, mỗi luống có thể gieo cấy 1.000 cây súp lơ giống. Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 75 ngày. Giá súp lơ trắng năm nay có thể bằng hoặc cao hơn năm trước khoảng 3.000-5.000 đồng/kg.

Đối với những hộ gia đình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP thì vào dịp này cũng bận rộn. Sản phẩm của họ sản xuất được siêu thị, nhà hàng đặt cọc mua từ trước nên khi thu hoạch không lo đầu ra, do sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia mô hình sản xuất rau VietGAP, gần 5 năm, ông Đỗ Thanh Thú, xã An Phú-TP. Pleiku nói: “Áp dụng khoa học-kỹ thuật trước hết đảm bảo an toàn cho người lao động sau đó là sức khỏe người tiêu dùng. Nếu sản phẩm đạt chất lượng thì không lo tìm kiếm đầu ra. Hiện nay, rau an toàn đã được các hệ thống phân phối có uy tín lựa chọn cung cấp đến người tiêu dùng. Tôi chỉ sản xuất cải xanh, xà lách, khổ qua, dưa leo, bí nụ. Các sản phẩm đều đảm bảo đúng tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi cho phép”.

Trên địa bàn TP. Pleiku, ngoài xã An Phú, còn có phường Thống Nhất, phường Yên Thế cũng là những vùng trồng rau lớn. Nông dân sản xuất rau đang tất bật xuống giống, như: củ cải trắng, su hào, xà lách, súp lơ, rau thơm, củ quả các loại. Theo các hộ sản xuất, đây là các loại rau có sức tiêu thụ gấp hai, ba lần so với ngày thường. Năm nay thời tiết thuận lợi: ít mưa, không lạnh nên rau phát triển khá tốt. Tuy vậy người trồng rau vẫn canh cánh nỗi lo liệu cuối năm có được giá? Nỗi lo không thừa bởi dịp cuối năm khiến mặt hàng này thường “cung” vượt “cầu”.

Thời tiết thuận lợi nên năng suất rau dự báo sẽ tăng so với năm trước, do đó sẽ bảo đảm đủ cung cấp cho thị trường, không xảy ra tình trạng khan hiếm rau và gây sốt giá vào dịp Tết. Tuy nhiên, giá rau Tết còn phụ thuộc vào thị trường và nguồn cung từ các tỉnh lân cận nên bà con quan tâm chuyển hướng sản xuất theo chuẩn VietGAP, hạn chế các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, theo dõi diễn biến thị trường để tránh “cung” vượt “cầu”, dẫn đến ế ẩm.

 Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.