Vườn rau sạch tiền tỉ của anh thợ cơ khí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhận thấy nghề cơ khí khó phát triển ở phố núi Đà Lạt, anh Tô Quang Dũng (38 tuổi) quyết định 'dẹp tiệm' chuyển sang trồng rau sạch và thu tiền tỉ mỗi năm.
 

Rau thủy canh được trồng trên giàn cách mặt đất 70 cm.
Rau thủy canh được trồng trên giàn cách mặt đất 70 cm.

Ngay cả chính Tô Quang Dũng cũng bất ngờ với việc thu được tiền tỉ từ trồng rau sạch sớm như vậy, bởi anh chỉ mới vào nghề trồng rau này được hơn 5 năm. Và thương hiệu rau sạch của Công ty TNHH trang trại Trường Phúc (144 Nguyên Tử Lực, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) do Tô Quang Dũng làm giám đốc cũng đã “có tiếng” trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, tổng diện tích nông trại trồng rau sạch của Dũng rộng hơn 4 ha, trong đó có 5.000m2 trồng rau thủy canh, còn lại trồng địa canh trong nhà kính và trồng trên giá thể. Dù trồng thủy canh có diện tích số ít nhưng lại chiếm vốn đầu tư khá lớn khoảng 5 tỉ đồng và hiện đang là nguồn thu chủ lực của công ty anh. Quang Dũng cho biết vườn rau thủy canh đẹp long lanh này đang cho thu hoạch mỗi ngày 500kg rau sạch, bán ra thị trường với giá 35.000 đồng/kg đã mang về doanh thu hơn 17 triệu đồng/ngày. Số diện tích còn lại cũng đang được anh đầu tư khá hiệu quả, với doanh thu đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm.

 

Phía dưới giàn được tận dụng để ươm cây giống.
Phía dưới giàn được tận dụng để ươm cây giống.

Có được thành công như ngày hôm nay nhưng ít ai biết Tô Quang Dũng đến với nghề trồng rau này bằng “tay ngang” và công việc chính trước đó của anh là thợ cơ khí. Theo lời anh Dũng, năm 1992, anh theo gia đình từ Hà Tĩnh vào TP.Đà Lạt sinh sống. Do hoàn cảnh khó khăn nên khi học hết THPT (năm 1997), anh đã phải ra đời làm đủ thứ việc để mưu sinh. Đến năm 2004, Tô Quang Dũng đi học nghề cơ khí và năm 2008 thì “ra nghề” về mở tiệm tại nhà. “Ở Đà Lạt, kinh tế chính vẫn là nông nghiệp và du lịch chứ công nghiệp không phát triển nên máy móc sẽ không nhiều, vì thế nghề cơ khí sẽ khó làm giàu. Bởi vậy hơn 3 năm mở tiệm cơ khí nhưng kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn, nên tôi nghĩ cách chuyển hướng làm ăn và năm 2011 thì đến với nghề trồng rau này”, anh Dũng tâm sự.
 

Cây ươm xong chỉ đặt vào hệ thống thủy canh là xong.
Cây ươm xong chỉ đặt vào hệ thống thủy canh là xong.

Cũng theo anh Dũng, ban đầu loay hoay chưa biết sẽ làm việc gì, làm du lịch thì hơi quá sức nên phân vân giữa trồng hoa và trồng rau. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, anh nhận thấy trồng hoa thì vốn đầu tư nhiều nhưng lại lâu thu hoạch, trong khi vốn của mình hạn chế nên anh nghĩ trồng rau ăn lá ngắn ngày (30 ngày) là có thể thu hồi vốn nhanh. Quyết định xong, anh vào khu Đạ Nghịt (xã Lát, H.Lạc Dương, Lâm Đồng) thuê hơn 2ha đất và gom góp vốn đầu tư nhà kính trồng rau. “Ban đầu chưa có bạn hàng nên việc bán rau rất vất vả, chủ yếu bán cho thương lái thu mua nên giá cả bấp bênh, thậm chí gửi hàng về các chợ đầu mối ở TP.HCM thì chỉ “ăn giá sau”, lúc được lúc mất. Được hơn một năm, tôi tìm hiểu, nghiên cứu và tiến hành trồng nhiều loại rau trên giá thể theo quy trình sản xuất VietGAP và đã thành công khi khách hàng tìm tới mua rau ngày một nhiều hơn”, anh Dũng chia sẻ.
 

Trồng rau thủy canh, cây nào cũng đều nhau tăm tắp.
Trồng rau thủy canh, cây nào cũng đều nhau tăm tắp.

Việc làm ăn phát triển tốt, năm 2014, anh Dũng mua 2,2ha đất ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) và tiếp tục đầu tư hệ thống nhà kính trồng các loại rau ăn lá, ăn quả trên giá thể và địa canh. Đến giữa năm 2015, một công ty giống của Hà Lan tổ chức hội nghị khách hàng ở Malaysia và mời anh tham dự. Qua Malaysia, anh Dũng được tận mắt chứng kiến người dân nước họ trồng rau thủy canh hồi lưu vô cùng hiệu quả nên học hỏi công nghệ và trở về nhập thiết bị đầu tư làm theo.
 

Phần đầu của hệ thống thủy canh đối lưu.
Phần đầu của hệ thống thủy canh đối lưu.

“Trở về tôi liền chuyển 5.000 m2 sang đầu tư trồng rau thủy canh. Bộ thiết bị trồng rau được đặt trên giàn cách mặt đất khoảng 70 cm, dưới nền đất tráng xi măng, xung quanh bao bọc bởi hệ thống nhà kính hoàn toàn cách ly với bên ngoài nên hạn chế hầu hết sâu bệnh gây hại cho rau. Hệ thống chạy tự động nên không cần phải chăm sóc gì nhiều, chất dinh dưỡng cũng được pha theo công thức có sẵn, mình chỉ cứ việc ươm cây trồng vào rồi chờ khoảng 30 ngày là thu hoạch. Nhờ cây được trồng “trên trời”, không phải cày xới, xử lý đất nên xoay vòng vụ rất nhanh, một năm được 12 vụ rau ăn lá các loại (trong khi trồng ngoài đất chỉ 7 - 8 vụ/năm) nên doanh thu cũng cao hơn nhiều”, anh Dũng cho biết.
 

Việc có mặt thường xuyên tại vườn để quan sát cây cũng là yếu tố bắt buộc trong làm nông.
Việc có mặt thường xuyên tại vườn để quan sát cây cũng là yếu tố bắt buộc trong làm nông.

Anh Tô Quang Dũng nói thêm: “Phần lớn sản lượng được tiêu thụ qua hệ thống các siêu thị trong nước nên không phải lo đầu ra. Vui hơn, mới đây, một đoàn khách Hàn Quốc đến thăm nông trại rồi đặt mua hàng và tôi đã xuất bán cho họ được 2 chuyến với 1,7 tấn rau xà lách mỡ, xà lách romaine. Đồng thời họ cũng đã đặt tiếp 5 tấn rau nữa, tháng 1.2017 sẽ xuất bán cho họ. Hằng tháng cũng có nhiều đoàn du khách và sinh viên các nơi đến nông trại tham quan trải nghiệm và mỗi năm tôi cũng nhận hướng dẫn thực tập cuối khóa cho một số sinh viên ngành nông nghiệp, công nghệ sinh học. Bà con, đồng nghiệp hay ai khác, nếu có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề liên quan thì cứ đến công ty hoặc gọi điện thoại (0919.288012), tôi sẵn lòng tư vấn hỗ trợ”.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm