Việt Nam ứng phó thế nào với 2 triệu cú sét?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi năm trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện khoảng 2 triệu cú (tia) sét.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến ngày 5-6, cả nước có 15 trường hợp thiệt mạng do sét đánh.

Hà Nội và miền Bắc, miền Trung đang vào cao điểm mùa sấm sét. Ảnh minh họa

Hà Nội và miền Bắc, miền Trung đang vào cao điểm mùa sấm sét. Ảnh minh họa

Sáng 6-6, tại Hải Phòng, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hướng dẫn lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào các chương trình hoạt động ngoại khóa trong trường học”.

Tại hội thảo này, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã chia sẻ “cẩm nang” hướng dẫn những cách phòng, tránh sét cũng như kiến thức, hiểu biết về sét để người dân chủ động nắm bắt, tự trang bị kỹ năng phòng tránh loại hình thiên tai nguy hiểm này.

Dưới đây là tài liệu hướng dẫn cách phòng tránh dông, sét do Bộ NN-PTNT phối hợp Viện Vật lý địa cầu nghiên cứu, xây dựng:

Còn theo đại diện Tổng cục Khí tượng - thủy văn (thuộc Bộ TN-MT), đến nay, Việt Nam đã xây dựng được bản đồ mật độ sét ở Việt Nam (mới nhất). Bản đồ này đo dông sét trên toàn lãnh thổ Việt Nam được các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu lập ra.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió ẩm, hoạt động dông sét có cường độ mạnh thường xuyên xảy ra ở 63 tỉnh, thành. Viện Vật lý địa cầu cũng cho biết, Việt Nam nằm trong tâm giông bão của châu Á, có hoạt động dông sét mạnh. Bên cạnh mặt lợi của dông sét là mang lại mưa, cung cấp đạm thì dông sét có mặt hại là gây nguy hiểm cho tính mạng con người, gây thiệt hại về tài sản (nhiều công trình bưu chính viễn thông, thiết bị điện tử có giá trị cao đã bị sét đánh hỏng gây thiệt hại rất lớn).

Các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu bắt đầu thu thập dữ liệu để lập bản đồ sét tại Việt Nam từ năm 2022 bằng cách tổ chức mạng lưới đo sự phóng điện trên bề mặt đất tại 8 trạm đo đếm sét đặt ở các điểm: Thái Nguyên, Bạc Liêu, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị, Mộc Châu, Phú Thụy và Nghĩa Đô (Hà Nội).

Đến nay, theo ông Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng Radar thời tiết thuộc Trung tâm Mạng lưới khí tượng - thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng - thủy văn), mạng lưới định vị sét của Việt Nam đã được nâng lên tổng số 18 trạm và được kết nối với hệ thống định vị sét quốc tế.

Một cửa hàng đồ cổ ở chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) bị sét đánh cháy sáng qua 5-6

Một cửa hàng đồ cổ ở chợ đồ cũ Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) bị sét đánh cháy sáng qua 5-6

Mạng lưới định vị sét của Việt Nam hiện nay có thể phát hiện, định vị, phân tích… các cú sét (truyền trong mây hoặc truyền xuống mặt đất) theo thời gian thực.

Ngoài thông số thu thập từ các trạm ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu còn kết hợp sử dụng dữ liệu vệ tinh từ Cơ quan Vũ trụ Mỹ về thời tiết tại Việt Nam để xử lý, phân tích dông sét trên toàn lãnh thổ.

Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á - một trong ba tâm dông trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh. Số ngày dông trung bình của Việt Nam là 100 ngày, số giờ trung bình là 250 giờ mỗi năm. Cả nước mỗi năm hứng chịu tới 2 triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam bộ.

Có thể bạn quan tâm