Vì sao nhiều người 'đu trend' xin review về mình?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên các nền tảng mạng xã hội, “Xin chút review (nhận xét) về bản thân” trở thành cụm từ “hot trend” trong những ngày gần đây. Vậy trào lưu này là gì mà nhiều người trẻ rủ nhau thực hiện?

Trong thời gian gần đây, trào lưu “Xin chút review về bản thân” thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của bạn trẻ trên mạng xã hội. Các status (trạng thái), comment (bình luận)... trên Facebook về việc này cũng xuất hiện rất nhiều.

Theo tìm hiểu của người viết, cụm từ “hot trend” này xuất phát từ bài đăng của tài khoản trong hội nhóm có tên “Thánh Riviu” trên Facebook. Ngay sau khi được đăng tải, bài viết có hàng ngàn lượt tương tác, chia sẻ, bình luận, hưởng ứng của người dùng mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ nhanh chóng chia sẻ bài viết này lên trang cá nhân để “xin một chút nhận xét về bản thân”.

Nhiều người tham gia "bắt trend". CHỤP MÀN HÌNH

Nhiều người tham gia "bắt trend". CHỤP MÀN HÌNH

Là một người “bắt trend” từ sớm, Võ Thành Phát, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: “Mấy ngày nay, mình thấy cụm từ này xuất hiện rất nhiều trên Facebook. Bạn bè mình cũng thực hiện việc “bắt trend” xin chút review về bản thân và mình cũng không ngoại lệ. Mình muốn xem mọi người nhận xét thế nào về tính cách, năng lực của bản thân. Từ đó, mình sẽ biết được đâu là những ưu điểm để phát huy và nhược điểm nhằm khắc phục”.

Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết: “Trend này đang rất nổi tiếng và nhận được nhiều sự hưởng ứng của bạn trẻ, trong đó có mình. Mình tham gia theo xu hướng. Việc này giúp biết được người khác đang suy nghĩ gì về mình? Bản thân còn điều gì chưa hoàn hảo? Mình phải trau dồi thêm những kỹ năng cũng như kiến thức gì để ngày càng tốt hơn trong mắt mọi người?”.

Trần Yến Linh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nói: “Thời gian gần đây, mình thấy bạn bè chia sẻ nhiều bài viết để xin nhận xét về bản thân. Mình mới tìm hiểu và biết đây là trào lưu được bạn trẻ quan tâm. Mình vào xem một số bài viết của các bạn để thấy những bình luận, tương tác. Có bài viết được nhiều bạn bè vào nhận xét với nội dung rất hay, sâu sắc nhưng cũng có bài nhận được bình luận “dở khóc, dở cười”, châm chọc lẫn nhau”.

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận việc người khác nhận xét về mình giúp gia tăng sự tương tác trên mạng, tạo cơ hội để củng cố, duy trì mối quan hệ, có thêm kênh thông tin để lượng giá về những ưu, khuyết điểm của bản thân. Từ đó, có những ghi nhận và điều chỉnh hợp lý để hoàn thiện bản thân.

Bạn trẻ cần cân nhắc việc nhờ người khác nhận xét về bản thân có quan trọng không? ẢNH: PHÚC KHA

Bạn trẻ cần cân nhắc việc nhờ người khác nhận xét về bản thân có quan trọng không? ẢNH: PHÚC KHA

“Khi nhờ người khác nhận xét về mình, bạn trẻ nên cân nhắc việc này cần thiết hay không? Lúc đăng bài cần lựa chọn chế độ công khai hay cài đặt giới hạn đối tượng để tránh những đánh giá không cần thiết. Sau khi đăng bài cần đón nhận lượt tương tác, bình luận của người khác với tinh thần xây dựng, điềm tĩnh, sáng suốt, phân định tránh để cảm xúc chi phối dẫn đến những hành xử không hay”, thạc sĩ tâm lý Hoàng An lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.